| Hotline: 0983.970.780

Nhãn Idor trúng đậm

Thứ Sáu 05/12/2014 , 08:44 (GMT+7)

Giống nhãn Idor không những phát triển nhanh mà còn chống lại được bệnh chổi rồng.

Trong những năm gần đây, nhiều bà con nông dân ở miền Tây đã phải điêu đứng vì cây nhãn, đặc biệt là nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công liên tục mà chưa có thuốc đặc trị.

Mặc dù chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhưng nhiều nhà vườn vẫn kiên trì khống chế, quyết tâm không chặt bỏ với hy vọng một ngày nào đó các nhà khoa học sẽ vào cuộc và đẩy lùi được bệnh chổi rồng. Tuy nhiên không ít người nóng lòng, muốn chuyển đổi cây trồng để tăng năng suất và đạt hiệu quả cao hơn.

Bắt nguồn từ thông tin cho rằng giống nhãn Idor của Thái không những phát triển nhanh mà còn chống lại được bệnh chổi rồng. Từ đó, nhiều nông dân đã tự ý đốn bỏ nhãn cũ, nhãn bệnh để thay vào đó là nhãn Idor. Không những vậy, có hộ còn mạnh dạn hạ thủ toàn bộ vườn dâu, vườn mít để đưa cây nhãn Idor lên đời.

Một trong những người thành công nhất trong việc chuyển đổi này là ông Nguyễn Văn Đừng (Bảy Đừng) ở ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Ông có 14 công vườn trồng toàn dâu xanh và dâu vàng phát triển rất tốt. Mấy năm đầu lời trên 180 triệu đ/năm, nhưng sau đó dâu mất giá thê thảm, buộc ông phải nghĩ đến việc chuyển đổi cây trồng cho phù hợp vời hướng đi của kinh tế thị trường.

Lần đầu tiên ông Đừng xuống giống 500 nhánh nhãn, nhiều người tỏ ra ngần ngại. Đến nay đã trải qua 3 mùa trái, những cây nhãn do ông nâng niu chăm sóc đã trả ơn cho ông một cách xứng đáng. Năm đầu tiên lời trên 50 triệu, năm thứ hai lời 90 triệu và năm nay lời 270 triệu. Thường nhãn Idor có giá giao động từ 25.000 - 35.000 đ/kg và hàng bao giờ cũng hút.

Ưu điểm của nhãn Idor là cây sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh, năng suất cao, đặc biệt là kháng được bệnh chổi rồng. Ngoài kỹ thuật bón phân, làm gốc, trừ sâu bệnh ông còn thành thạo về biện pháp xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ (tháng 2, 3, 4) để bán với giá cao gấp 2 lần nhãn mùa thuận.

Bằng kinh nghiệm lâu năm, sau khi thu hoạch, ông tiến hành cắt tỉa cành già, cành thừa. Mùa nắng đóng bờ, đậy gốc, giữ độ ẩm, cách ba ngày mới tưới một lần. Chất lượng nhãn Idor không thua kém nhãn da bò. Giống Idor hạt nhỏ, cơm dầy và giòn, ít nước, độ ngọt vừa. Bình quân 1 cây trưởng thành cho từ 200 - 300 kg trái, chùm sai có thể cân nặng đến 3 kg.

Để tăng thêm thu nhập, ông còn tận dụng đất vườn trồng xen chanh tàu và gừng trong vườn, hiệu quả thật không ngờ. Chỉ riêng gừng mỗi năm cũng lời trên 20 triệu đồng. Còn chanh tàu thì mỗi năm được 3 tấn, giá dao động từ 4.000 - 11.000đ//kg.

Bằng sự nỗ lực của gia đình và khát vọng làm giàu chính đáng, gia đình ông Bảy Đừng đã được Hội Nông dân TP Cần Thơ khen thưởng là “Hộ Sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2013”. Ngoài ra, ông còn nhận được nhiều Giấy khen khác.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm