| Hotline: 0983.970.780

Nhân lực chất lượng cao vẫn... trong mơ

Thứ Sáu 12/09/2014 , 11:10 (GMT+7)

Thế giới đánh giá Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng” nhưng chất lượng nguồn nhân lực lại ở vị trí thấp, ngay cả trong khu vực. 

Ông Hoàng Ngọc Vinh (ảnh), Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT đã trao đổi cùng PV NNVN vấn đề này.

hong-ngoc-vinh164238536

Theo đánh giá mới của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện mới chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng. Một nghiên cứu khác cho thấy lao động Việt Nam chỉ đạt 32/100 điểm.

Trong khi đó, những nền kinh tế có chất lượng lao động dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Nguồn lao động của VN có năng suất lao động quá thấp, đứng thứ 77/125 nước và vùng lãnh thổ, sau Indonesia, Philippines và Thái Lan trong khu vực.

Tỷ lệ lao động không có chuyên môn ở Hà Nội hiện là 41,4%, Hải Phòng 64%, Đà Nẵng 54,4%, TP Hồ Chí Minh 55% và Bà Rịa - Vũng Tàu là 62,9%...

Hệ lụy của những con số trên sẽ thế nào, thưa ông?

Trước khi trả lời, tôi cũng xin bổ sung thêm một báo cáo gần đây nhất của Tổng cục Thống kê cho hay, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên (tuổi từ 15-24) khu vực thành thị khá cao (chiếm gần 11%), nhưng so với thế giới, tỷ lệ này ở ngưỡng 1,84% (thấp nhất thế giới), là tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam trên nhiều bình diện như kinh tế (chứng tỏ kinh tế tăng trưởng cao), xã hội (số người nhận bảo trợ xã hội giảm, ít tiêu cực và nghèo đói…), giáo dục và đào tạo (tỷ lệ thất nghiệp ít chứng tỏ chất lượng giáo dục và sự cân đối ngành nghề, trình độ đào tạo tốt).

Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp hàng thấp nhất thế giới mới là điều đáng báo động. Nó cảnh báo rằng, không chỉ do chất lượng lao động thấp mà còn do các yếu tố về trình độ công nghệ, sử dụng hiệu quả đồng vốn và các yếu tố khác thuộc về thị trường lao động.

Nói rộng hơn, chất lượng lao động có thể xem là một trong những tắc nghẽn cho tăng trường kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước.

Chất lượng nguồn nhân lực chỉ đạt mức dưới trung bình (3,79 điểm). Vậy bao giờ chúng ta có nhân lực chất lượng cao (CLC)?

Trên thế giới thường đánh giá chất lượng nhân lực theo một số tiêu chí về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ năng, mức độ sẵn sàng của lao động đáp ứng nhu cầu thị trường, năng suất lao động xã hội, số năm đi học trung bình của người lao động, sức khỏe, cơ hội thăng tiến.

Hay nói cách khác, nhân lực chất lượng cao thì phải có các thuộc tính tối thiểu như dễ kiếm việc làm, lao động có năng suất cao (trong điều kiện trình độ công nghệ như nhau), cơ hội thu nhập cao hơn lao động bình thường trong cùng điều kiện thị trường lao động…

Còn ở VN, nguồn nhân lực CLC vẫn... trong mơ. Lý do bởi hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng về lao động CLC.

Những khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp nhất như đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật lành nghề. Tại sao lại có tình trạng như vậy thưa ông?

Như chúng ta biết là khu vực ĐBSCL là một trong vùng trũng về chất lượng giáo dục của nước ta điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động.

Một địa phương thiếu lao động có CLC bởi 2 lý do: Chất lượng giáo dục, đào tạo không đáp ứng được và khu vực này phát triển chậm hơn so với khu vực khác. Ngoài ra, sự phân bố các cơ sở đào tạo nhân lực trong khu vực cũng như sự biến mất của các trường công nhân kỹ thuật có thể xem là yếu tố gây ra thiếu hụt công nhân kỹ thuật.

ty-nghe-1164331434
Sinh viên có tay nghề cao nếu được đào tạo trong môi trường đầy đủ

Bên cạnh đó, tính chất sản xuất, trình độ công nghệ sản xuất và ngành kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc tuyển dụng, sử dụng và trả lương cho người lao động. Ở ĐBSCL, phần lớn các doanh nghiệp chế biến thủy sản hoặc lắp ráp nên nhu cầu công nhân có tay nghề thực sự không nhiều.

Theo ông, đòn bẩy nào sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng liên quan đến chất lượng lao động quá thấp như hiện nay?

Có người nói chất lượng nhân lực thấp là “nút thắt cổ chai” của sự phát triển đất nước. Vì vậy, để Việt Nam mau chóng thoát khỏi tình trạng nhân lực chất lượng thấp cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Ngoài ra, việc phát triển nguồn nhân lực phải tuân theo các quy luật kinh tế thị trường, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động. Đặc biệt, phải đổi mới công tác quản lý nhà nước trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Nhà nước trao nhiều quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo để có thể thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường lao động.

Theo ông, làm thế nào tránh tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay?

Nhân lực CLC là vốn quý và muốn có nhân lực CLC thì chi phí đào tạo phải cao. Không có chuyện “nhanh, nhiều, tốt, rẻ" trong đào tạo nhân lực được. Do vậy, có được nguồn lực CLC rồi thì phải sử dụng cho hiệu quả bằng các cơ chế lương, đãi ngộ, tạo môi trường làm việc hấp dẫn và cấp chứng chỉ hành nghề cho người lao động.

Xin cảm ơn ông!

Kinh nghiệm một số nước về đào tạo nguồn nhân lực

+ Tại Mỹ: với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đại học của Mỹ đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện. 

Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. 

Và hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

+Tại Cộng hòa Séc: để đón trước cơ hội và thúc đẩy hội nhập thành công vào Liên minh châu Âu (EU), nước này đã xây dựng và hoàn thành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (tháng 12-2000). 

Trong đó, tập trung chiến lược phổ cập tiếng Anh, chiến lược cải thiện nhân lực hành chính công, chiến lược phát triển giáo dục đại học - cao đẳng và liên kết với hoạt động nghiên cứu, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, chiến lược phát triển học suốt đời...

+ Nhật Bản: là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực CLC. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, Chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu.

 

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm