| Hotline: 0983.970.780

Nhãn muộn Đại Thành

Thứ Sáu 21/09/2012 , 10:30 (GMT+7)

Đến xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội) thấy nhãn um tùm, hàng chục xe máy chở chất ngất nhãn.

Đến xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội) thấy nhãn um tùm, hàng chục xe máy chở chất ngất nhãn. Đó là xe của khách đến "ăn hàng". Ngừng tay hái quả, ông Nguyễn Văn Tuyên cho biết:

- Mấy năm trước, tôi phá toàn bộ cây tạp trong vườn nhà mình để trồng nhãn, đã được thu 2 năm rồi. Năm ngoái nhãn được mùa, hơn 3 sào cho 2 tấn quả, khách đến mua tại vườn với giá 18.000-20.000 đ/kg tùy loại, cũng thu được gần 40 triệu đồng. Năm nay mất mùa, sản lượng chỉ bằng 1/3 năm ngoái, nhưng giá lại cao hơn; lúc cao nhất là 40.000 đ/kg, còn thì 32.000-35.000 đ/kg, bình quân lại cũng được 35.000 đ/kg.

2 tấn quả trên hơn 3 sào đất, tính ra 1 ha nhãn cho từ 17-18 tấn quả, quy ra giá trị là trên 300 triệu đồng. Ông Tuyên bảo, nhãn Đại Thành là giống nhãn chín muộn, muộn hơn nhãn chính vụ khoảng 1 tháng. Tháng 9 đến giữa tháng 10 là cữ thu hoạch.

Về chất lượng, nhãn muộn hơn hẳn nhãn chính vụ. Để minh chứng cho lời mình, ông trẩy một chùm nhãn mời tôi nếm thử. Quả nhãn muộn cũng to như nhãn lồng Hưng Yên. Bóc một quả cho vào miệng, tôi thấy cùi dầy, hạt nhỏ, vị ngọt thanh, mùi thơm, chỉ có điều cùi nhãn muộn hơi khô hơn cùi nhãn chính vụ một chút. Thấy chúng tôi ngỏ ý muốn gặp một vài người có tay nghề trồng nhãn cao, ông Tuyên mách :

- Mấy năm nay, bà con ở đây đua nhau trồng nhãn muộn. Các vườn hầu như không còn loại cây nào khác ngoài nhãn muộn. Đây là giống cây rất dễ trồng, tuổi thọ cao. Tuy vậy, để trồng được những cây nhãn khoẻ mạnh, ra trái nhiều, thì cũng phải có “tay nghề”. Kỹ thuật trồng, chiết, ghép thì nhiều người biết, nhưng giỏi nhất chỉ có anh Thành người làng Đại Tảo. Nhà hắn ngay đầu làng, có tấm biển “Nhãn chín muộn Đại Thành” ấy.

Tiếp chúng tôi dưới gốc cây nhãn có tuổi đời trên 100 năm, tán xoè che tới nửa sào đất, được người làng gọi là cây “nhãn tổ”, Nguyễn Văn Thành kể, cây nhãn này đã sống cùng 4 thế hệ trong gia đình anh. Ngay từ lứa quả đầu tiên, bản thân nó đã chín muộn hơn những cây nhãn khác trong làng. Biết đây là cây nhãn quý, cụ nội anh hết sức chăm sóc và dặn con cháu giữ gìn, bảo vệ.


Anh Thành trên cành cây "nhãn tổ" của nhà mình

Chi phí thấp nhưng hiệu quả lại cao gấp cả chục lần trồng lúa. Thảo nào mà trên đồng ruộng của Đại Thành, nhất là ở những chân ruộng cao, lúa đang thu hẹp dần để nhường chỗ cho nhãn muộn. Và trong lúc ngồi nói chuyện với Thành, tôi thấy điện thoại của anh đổ chuông liên tục. Khách ở rất nhiều nơi gọi đến đặt mua cây giống.

Nhiều năm qua, đã có hàng ngàn cây nhãn được sinh ra bằng cách chiết cành từ cây “nhãn tổ” này. Xã Đại Thành có khoảng 100 ha nhãn muộn, mỗi năm thu trên dưới ngàn tấn quả. Bản thân Thành có 0,8 ha nhãn, trồng trên 0,6 ha đất thuê và 0,2 ha đất của nhà. Khu vườn của anh có 100 cây nhãn muộn trên 10 năm tuổi, cây nào cũng chĩu chịt quả. Anh bảo: "Đấy là năm nay mất mùa. Chứ nếu bác đến vào cữ này năm ngoái, thì nhìn còn thích mắt hơn nhiều".

Năm 2011 Thành thu được 15 tấn quả trên 0,8 ha nhãn, tổng giá trị gần 300 triệu đồng. Năm nay ước tính chỉ được 5 tấn, nhưng với giá cả này, thì cũng được ngót 200 triệu. Ngoài nhãn quả, anh còn bán nhãn giống. Bản thân Thành đã xây dựng được thương hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành” cho riêng mình và đã đứng ra thành lập “HTX nhãn lồng chín muộn Đại Thành” do anh làm chủ nhiệm. Tuy hiện tại HTX còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, nhưng anh rất tin tưởng vào tương lai của nó. Hỏi về chi phí hàng năm cho vườn nhãn, anh cho biết:

- Chi phí cho mỗi sào nhãn rất thấp, chỉ thỉnh thoảng bón cho một lượt phân và nếu có sâu thì trừ sâu, khi nhãn chín, nếu thấy xuất hiện giống dơi ngựa (nhiều nơi gọi là dơi quạ, một loại dơi rất thích ăn nhãn) thì dùng lưới trùm lên cây để ngăn. Nói chung, chỉ bằng khoảng trên dưới 1/3 chi phí cho 1 sào lúa.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm