| Hotline: 0983.970.780

Nhân rộng cánh đồng mẫu ra toàn ĐBSCL

Thứ Sáu 05/08/2011 , 14:05 (GMT+7)

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ TNB đánh giá, mô hình liên kết này đã tạo ra sinh khí mới trong khâu tiêu thụ lúa

Ông Nguyễn Phong Quang (thứ 3 từ trái sang) tham quan nhà máy sấy lúa, xay xát gạo của Cty CP BVTV An Giang

Ngày 3/8, đoàn công tác BCĐ Tây Nam bộ (TNB) do Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ TNB Nguyễn Phong Quang cùng các thành viên: Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương, TS Nguyễn Văn Sánh, GĐ Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (ĐH Cần Thơ) đã đến tỉnh An Giang làm việc và tìm hiểu về mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp.

An Giang đã tổ chức thực hiện 5 mô hình (4 lúa, 1 cá) liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và DN, gồm: mô hình liên kết của Cty CP BVTV An Giang, mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật của Cty liên doanh Agimex-Kitoku, mô hình liên kết xây dựng vùng nguyên liệu của Cty XNK Agimex, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP.

Trong đó nổi bật là mô hình của Cty CP BVTV An Giang tổ chức thực hiện trên 1.100ha lúa ĐX 2010-2011 tại huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Với tên gọi “Cánh đồng mẫu”, liên kết này được thực hiện theo phương thức: Cty tư vấn kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân với lãi suất 0%. Sau khi thu hoạch, nông dân được hỗ trợ chi phí vận chuyển, chi phí sấy và lưu kho miễn phí trong vòng 30 ngày. Khi bán lúa với giá thị trường, Cty sẽ trừ lại tiền chi phí đầu tư. Kết quả, vụ ĐX 2010-2011, giá thành sản xuất của nông dân tham gia mô hình thấp hơn giá thành của nông dân bên ngoài bình quân 721 đồng/kg (2.581/3.302đ/kg). Vụ HT năm nay, Cty phát triển vùng nguyên liệu lên 1.600ha và nâng lên 2.000ha vào vụ TĐ 2011.

Sau khi nghe lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến và trực tiếp tham quan nhà máy sấy lúa, xay xát gạo của Cty CP BVTV An Giang tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang, ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ TNB đánh giá, mô hình liên kết này đã tạo ra sinh khí mới trong khâu tiêu thụ lúa, đưa nông dân từ chỗ gần như không có quyền thương lượng về giá bán, về phương thức thanh toán do thiếu trang bị sau thu hoạch lên vị trí làm chủ cả về quyền bán và giá bán. Không chỉ thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững, tạo sự ổn định về an ninh - quốc phòng, đây còn là hành động rất cụ thể để thúc đẩy “Tam nông” phát triển bễn vững. Vì vậy, mô hình này rất cần sớm nhân rộng ra toàn vùng ĐBSCL.

 Ông Quang cũng cho biết, BCĐ TNB sẽ báo cáo lên Bộ Chính trị, Chính phủ để sớm có tác động, hỗ trợ kịp thời cho nhiều Cty, đơn vị kinh doanh có cơ hội cùng tham gia để sớm phủ sóng mô hình này ra toàn vùng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất