| Hotline: 0983.970.780

Nhân rộng mô hình “Công nghệ sinh thái”

Thứ Hai 06/02/2012 , 09:46 (GMT+7)

Sau hai năm triển khai, mô hình đã được nhân rộng tại các tỉnh, thành phía Nam với 25 mô hình, 1.293 nông hộ tham gia...

Th.S Nguyễn Quốc Cường, Phó Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam cho biết, sau hai năm triển khai, mô hình “Công nghệ sinh thái” trên đồng ruộng đã được nhân rộng tại các tỉnh, thành phía Nam. Với 25 mô hình, 1.293 nông hộ tham gia trên diện tích 11.240 ha; trung bình từ 10- 50 ha/mô hình, trong đó đi đầu là Tiền Giang và An Giang.

Mô hình “Công nghệ sinh thái” dựa trên nền tảng cộng đồng nông dân để tiến hành đồng bộ các giải pháp thâm canh tiên tiến kết hợp với đối phó rầy nâu gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá mà nòng cốt là áp dụng tổng hợp “IPM”, “3 giảm 3 tăng”, “Gieo sạ đồng loạt né rầy” và “Trồng hoa có mật và phấn hoa trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch” trong quá trình SX từng vụ trong năm. Mô hình này được Trung tâm BVTV phía Nam kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam và Sở NN-PTNT Tiền Giang thực hiện thí điểm thành công lần đầu tiên vào vụ ĐX 2009- 2010 tại 2 huyện Cai Lậy và Cái Bè trên diện tích mỗi mô hình 50 ha.

Theo khảo sát của cơ quan chức năng, tham gia mô hình, nông dân không chỉ giữ vững năng suất, sản lượng cao như các khu ruộng đối chứng canh tác trong điều kiện bình thường mà còn tiết kiệm được chi phí SX cần thiết, bảo vệ được sức khỏe cũng như môi sinh, môi trường. Trung bình mỗi ha áp dụng “Công nghệ sinh thái” trong quá trình SX tiết kiệm được từ 1,9- 2,5 triệu đồng.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất