| Hotline: 0983.970.780

Nhân rộng mô hình dạy nghề hiệu quả

Thứ Ba 14/02/2012 , 10:54 (GMT+7)

Qua 2 năm thực hiện, đề án 1956 đã được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu nhân lực và phát triển KT-XH...

* Tiếp tục thí điểm cấp thẻ học nghề ở Thanh Hóa, Bến Tre

Nông dân rất cần kiến thức phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có Kết luận sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020 và triển khai kế hoạch 2012.

Theo Phó Thủ tướng, qua 2 năm thực hiện, đề án 1956 đã được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu nhân lực và phát triển KT-XH, gắn với các mô hình SX mới, tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập của người lao động, xóa đói giảm nghèo. Nhiều nơi đã có thành công bước đầu trong việc thực hiện mô hình thí điểm và đã có nhiều bài học tốt. Số lượng lao động nông thôn được học nghề theo đề án khoảng 800.000 người, đạt 90% so với kế hoạch, cơ bản đạt được mục tiêu khởi động Đề án trong 2 năm đầu tiên thực hiện.

Các Bộ, ngành liên quan, các địa phương đã hoàn thiện cơ bản các văn bản hướng dẫn; thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả về quản lý đề án: Ngành LĐ-TB&XH đã thực hiện tốt vai trò thường trực đề án, tổ chức có hiệu quả dạy nghề phi nông nghiệp có sự tham gia tích cực của DN.

Ngành NN-PTNT chịu trách nhiệm chính chỉ đạo dạy nghề nông nghiệp, trong đó huy động hệ thống khuyến nông tham gia tích cực cùng với các cơ sở dạy nghề khác. Ngành Nội vụ thực hiện tốt việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức xã theo tiến độ của đề án. Các Bộ, cơ quan, các hội có chức năng tổ chức dạy nghề cho LĐNT đã tích cực tham gia thực hiện.

Đã có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đề án của địa phương mình, 86% các tỉnh, thành có Ban Chỉ đạo, với 73% xã có BCĐ công tác thông tin tuyên truyền đã được tăng cường, hoạt động hiệu quả thông qua hệ thống thông tin truyền thông ở các cấp…

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chưa đi sâu, đi sát chỉ đạo, quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện đề án. Sau khi Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt, nhưng đến nay vẫn còn 9 tỉnh chưa phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực; còn 1 tỉnh chưa có đề án thực hiện QĐ 1956; gần 70% số huyện chưa có cán bộ chuyên trách về dạy nghề.

 Công tác quy hoạch nhân lực, xây dựng kế hoạch triển khai đề án chưa tốt nên còn có tình trạng có nơi nhu cầu lao động học nghề cao nhưng lại thiếu nơi học; có nơi tổ chức lớp học quy mô lớn nhưng có ít học viên tham gia.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, tiếp tục tập trung hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 với quy mô đào tạo 600.000 LĐNT. Bộ LĐ-TB&XH, Bộ NN-PTNT ban hành văn bản về mục tiêu, yêu cầu thực hiện đề án cả năm 2012 gửi các địa phương để thực hiện.

Chú ý bảo đảm nguyên tắc: Các địa phương chưa hoàn thành phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực, đề án triển khai QĐ 1956 cần khẩn trương hoàn thành trong quý I/2012 để làm cơ sở triển khai. Không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học.

Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong đề án và yêu cầu của thực tiễn đặt ra để có hiệu quả cao nhất như ý kiến chỉ đạo của Trưởng BCĐ (Thông báo số 06/TB-VPCP ngày 5/1/2012 của Văn phòng Chính phủ). Khẩn trương chuẩn bị nguồn kinh phí 2012 thực hiện đề án theo đúng tiến độ.

Tiếp tục hoàn thiện, nhân rộng các mô hình đã thí điểm có hiệu quả, nghiên cứu xây dựng các mô hình mới dạy nghề gắn với các làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới và các DN nhằm SX sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nhân lực nông nhàn, nguyên liệu sẵn có như: Trồng nấm rơm, trồng cây thanh long, lúa năng suất cao, SX hàng mây tre đan, may xuất khẩu, cơ khí nông nghiệp …

Tiếp tục hoàn thiện việc thí điểm sử dụng thẻ học nghề tại 2 tỉnh Thanh Hóa, Bến Tre để tổng kết và rút kinh nghiệm. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện đề án ở mọi cấp, góp phần nâng cao chất lượng, kịp thời báo cáo BCĐ Trung ương xử lý những phát sinh cho phù hợp.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất