| Hotline: 0983.970.780

Nhân viên Quỹ TDND rút tiền chơi tín dụng “đen”

Chủ Nhật 15/08/2010 , 20:44 (GMT+7)

Ngày 14/8, lãnh đạo CA huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã có kết luận điều tra chuyển sang VKSND huyện đề nghị truy tố ông Giám đốc cùng 4 cán bộ của Quỹ TDND Tam Hưng.

Bị can Đào Thị Mai
Ngày 14/8, lãnh đạo CA huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã có kết luận điều tra chuyển sang VKSND huyện đề nghị truy tố ông Giám đốc cùng 4 cán bộ của Quỹ TDND Tam Hưng.

 Qũy TDND Tam Hưng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động từ ngày 14/5/1997. Thế nhưng gần đây, Công an huyện Thanh Oai phát hiện các khoản nợ khó đòi lên tới hơn 900 triệu đồng, trong khi vốn tự có của quỹ chưa đầy 1,5 tỷ đồng. Qua điều tra, đầu tháng 4/2006, với cương vị là Thủ quỹ, bà Đào Thị Mai (SN 1964), trú ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng (Thanh Oai) nảy sinh động cơ vụ lợi, rút tiền trong quỹ chuyển sang tín dụng “đen”, có lãi sất cao hơn, lấy lãi suất chênh lệch.

Qúa hiểu quy chế cho vay của quỹ, muốn vay được tiền phải qua GĐ quỹ nên Mai gặp ông Kiều Trong Sáng (SN 1953), trú ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng (Thanh Oai), Giám đốc quỹ, xin lập 2 hợp đồng khống, đứng tên người khác vay tiền. Mai hứa, đến hạn sẽ hoàn trả tiền vào quỹ và hàng tháng có trả lãi. GĐ Sáng biết rõ, việc lập hợp đồng khống cho Mai vay là sai quy định nhưng ông ta nể Mai là cán bộ của quỹ và cho rằng, quỹ vẫn thu được lợi nhuận nên đồng ý. Vậy là, ngày 10/4/2006, Mai lập hợp đồng tín dụng mang tên bà Đào Thị Bích Hường (SN 1969), trú ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng vay 50 triệu đồng trong 1 năm với lãi suất là 1,15 %/tháng.

Sau đó 8 tháng, vào ngày 27/12/2006, Mai lại lập hợp đồng tín dụng thứ hai mang tên ông Trịnh Xuân Thảo (SN 1964), trú ở thôn Đại Định, xã Tam Hưng vay 60 triệu đồng nữa. Cả 2 bản hợp đồng này đều do Mai viết và tự ký tên bà Hường, ông Thảo sau đó được ông Sáng ký duyệt. Rút được 110 triệu đồng từ 2 bản hợp đồng, Mai chi tiêu mua sắm và chuyển cho một đối tượng trong xã chuyên hoạt động tín dụng “đen” cho vay nặng lãi để lấy lãi suất 3%/tháng.

GĐ Kiều Trong Sáng cùng Đào Thị Mai, Nguyễn Thanh Văn, Nguyễn Trọng Lâm và Nguyễn Thị Phượng bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” được quy định tại điều 179 BLHS. Riêng Mai còn bị đề nghị truy tố thêm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Hiện Đào Thị Mai đang bị tạm giam.
Một năm sau, đến thời hạn thanh lý hợp đồng, không có tiền trả, Mai lại đặt vấn đề với GĐ Sáng cho làm hợp đồng tín dụng mới để lấy tiền thanh lý hai hợp đồng cũ. Sai phạm đến như thế nhưng ông Sáng vẫn đồng ý. Vậy là ngày 10/4/2007, Mai lập hợp đồng mang tên bà Đào Thị Bích Hường vay 50 triệu đồng, tự ký rồi nhờ Nguyễn Thị Phượng (SN 1975), trú ở thôn Hưng Giáo, xã Tam Hưng, cán bộ tín dụng ký vào phần thẩm định. Biết Mai lập hợp đồng khống mới để trả tiền hợp đồng cũ nhưng Phượng thấy GĐ Sáng đồng ý. Có hợp đồng này, Mai đối trừ 2 hợp đồng ngay trên quỹ.

Đến 7/1/2008, Mai lại lập khống mang tên ông Trịnh Xuân Thảo, vay 170 triệu đồng. Giống như Phượng cũng do cả nể và thấy hợp đồng được giám đốc ký duyệt nên Nguyễn Trọng Lâm (SN 1970), trú ở thôn Lê Dương, xã Tam Hưng, cán bộ quỹ, ký vào phần thẩm định. Rút được 170 triệu đồng, Mai chi trả quỹ 60 triệu để thanh lý hợp đồng tín dụng cũ mang tên ông Thảo. Còn lại 110 triệu đồng, Mai chuyển hết vào tín dụng “đen”.

Trong năm 2006, Mai còn ngỏ lời với Nguyễn Thanh Văn (SN 1961), trú ở thôn Văn Khê, xã Tam Hưng, cán bộ quỹ vay 150 triệu đồng. Giống như Mai, Văn lập 2 bản hợp đồng tin dụng khống mang tên 2 ông Phan Văn Thuyết và Đàm Văn Trụ, cùng trú ở thôn Bùi Xá, xã Tam Hưng để vay 150 triệu đồng. Cả 2 bản hợp đồng này Văn tự viết, tự ký tên người vay và người thẩm định. Rút được tiền, Văn đưa cho Mai và bà ta tiếp tục đầu tư vào tín dụng “đen” . Đến hạn không có tiền trả, Văn lại giở trò lập 2 bản hợp đồng khống mới vay 150 triệu đồng để thanh lý 2 bản hợp đồng cũ. Bốn hợp đồng tín dụng mà Mai và Văn lập năm 2006 có trả lãi hàng tháng nhưng không trả gốc. Còn 4 hợp đồng tín dụng lập vào năm 2007, 2008 thì Mai và Văn không trả cả tiền gốc lẫn tiền lãi.

Không chỉ thế, với cương vị Thủ quỹ của quỹ TDND, Mai thấy các chị Lê Thị Lan, trú ở thôn Hưng Giáo, Dương Thị Thúy và Đào Thị Tư, cùng trú ở thôn Đại Định, xã Tam Hưng đến quỹ trả tiền theo các hợp đồng tín dụng đã vay nhưng chưa đến kỳ trả nợ nên hỏi các chị xin vay lại, đến kỳ sẽ trả nợ thay. Nắm được số tiền 92 triệu đồng của 3 trường hợp này, Mai mang chuyển vào tín dụng “đen” lấy lãi 3%/tháng.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm