| Hotline: 0983.970.780

Nháo nhác vì thiếu nước cấy

Thứ Hai 10/02/2014 , 10:26 (GMT+7)

Do mỏ than trên địa bàn mở rộng khai thác dẫn đến mất nước, lại thêm sự xuất hiện bất hợp lý của một con đập thủy lợi nên vụ xuân này, kế hoạch gieo cấy của xã An khánh đã bị phá vỡ.

Do mỏ than trên địa bàn mở rộng khai thác dẫn đến mất nước, lại thêm sự xuất hiện bất hợp lý của một con đập thủy lợi nên vụ xuân này, kế hoạch gieo cấy của xã An khánh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã bị phá vỡ.

Đập thủy lợi bất lợi

Đập ông Cóc trên địa bàn xã An Khánh mới được xây dựng hoàn thiện vào tháng 11/2013. Theo thiết kế, đập sẽ ngăn nước từ hồ Phượng Hoàng để phục vụ SX cho diện tích gần 300 ha của 9 xóm thuộc địa bàn xã. Những năm trước, khi chưa có đập kiên cố, nông dân thường đắp đập đất để lấy nước vào đồng. Vụ xuân này, con đập kiên cố, bề thế là vậy lại không ngăn được nước.

Ông Trương Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã An Khánh cho biết, thấy tình hình cấp bách, ngay từ sáng mùng 3 Tết, UBND xã đã yêu cầu tất cả các thành viên trong Hội đồng chỉ đạo SX xuống đồng để kiểm tra, đôn đốc. Dòng nước trên hồ Phượng Hoàng dồn về đến đâu đều chảy qua mặt đập, ra suối, ra sông hết.

Lãnh đạo địa phương hỏi cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh thì đều được trả lời rằng, đập được thiết kế chuẩn, được thi công theo đúng thiết kế, cứ yên tâm. Cho đến ngày mùng 5 Tết thì cả xã không thể yên tâm được nữa khi nước không vào đồng mà kế hoạch gieo cấy đã đến. Lãnh đạo xã đã quyết định cho nhân công xây nối cao mặt đập.


Đập thủy lợi mới, kiên cố nhưng lại không mang lợi đến cho người nông dân

Cũng theo ông Dũng, động thái trên mặc dù đã nhận được ý kiến của Trạm Khuyến nông huyện là nếu làm hỏng thì phải chịu trách nhiệm, song ông đã kiên quyết yêu cầu bà con khẩn trương xây cao mặt đập để kịp thời lấy nước. Cho đến khi, cán bộ khuyến nông huyện trực tiếp về thị sát mới thấy sự bất hợp lý của chiều cao thân đập thì lại tiếp tục cho bổ sung một hàng rào bao tải đất lên trên phần xây dựng của bà con để ngăn thêm nước.

Ông Ngô Mạnh Nghênh, trưởng xóm Thác Vạng, xã An Khánh cho biết, ngay từ khi xây dựng, người dân đã nhiều lần có ý kiến nhưng cả đơn vị thiết kế và đơn vị thi công đều bỏ ngoài tai những góp ý của người dân bản địa nên con đập mới bất hợp lý như vậy.

Bà Nguyễn Thị Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh cho hay, cho đến hết ngày 7/2/2014, thời điểm kết thúc gieo cấy trà xuân chính vụ thì mới có khoảng 20 - 30% diện tích có nước để cấy. Như vậy, kế hoạch gieo cấy đã bị phá vỡ. Những năm trước, khi chưa có đập thì bao giờ xã cũng chủ động thực hiện đảm bảo kế hoạch thời vụ. Hiện tại, nông dân vẫn đang tiếp tục chờ nước về đồng để kết thúc gieo cấy.

Bỏ bê đồng ruộng

Cũng không có nước để gieo cấy nhưng người dân xóm Ngò và xóm Đồng Bục (xã An Khánh) lại có lý do để sẵn sàng không mặn mà, không cần thiết gieo cấy và bỏ bê ruộng đồng. Theo đó, việc mất nguồn nước mặt tại 2 xóm trên đã được Sở Tài nguyên - Môi trường Thái Nguyên xác định là do Công ty Than Khánh Hòa triển khai thi công đường lò, rìa moong lộ thiên để khai thác từ năm 2010. Trong quá trình triển khai thi công, đã xuất hiện bục nước từ trong đường hầm chảy ra với lưu lượng rất lớn (khoảng 400 m3/h), gây mất nước trong khu vực.

Sở TN-MT đã yêu cầu Công ty Than Khánh Hòa dừng việc thi công để tìm biện pháp khắc phục và phương án hỗ trợ cho nhân dân. Tuy nhiên, việc thi công hầm lò khai thác tại rìa moong than lộ thiên vẫn tiếp tục được thực hiện trong khi chưa có biện pháp khắc phục. Từ đó đến nay, Công ty Than Khánh Hòa đã phối hợp với chính quyền xã An Khánh thực hiện việc hỗ trợ cho nhân dân.

Ông Trương Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã An Khánh cho biết, xã đã quyết định chuyển đổi diện tích cấy lúa bị mất nước tại 2 xóm trên sang trồng ngô và sẽ thống nhất với lãnh đạo Công ty Than Khánh Hòa phương án hỗ trợ chênh lệch. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận nhân dân đã nảy sinh tư tưởng không cần SX mà vẫn được hỗ trợ. Đó mới là vấn đề làm đau đầu lãnh đạo địa phương.

Theo kế hoạch, vụ xuân 2014, xã An Khánh gieo cấy 316 ha. Kết thúc trà xuân chính vụ, mới có từ 20 - 30% diện tích được gieo cấy. Trong khi đó, gần 30 ha diện tích đã và sẽ không thể gieo cấy liên quan đến việc mở rộng khai thác của Công ty Than Khánh Hòa.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm