| Hotline: 0983.970.780

Nhập khẩu phụ phẩm ăn được từ lợn: Giá bình quân 0,9 USD/kg

Thứ Ba 20/08/2019 , 08:48 (GMT+7)

Theo Tổng cục Hải quan, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 28,4 nghìn tấn phụ phẩm ăn được sau giết mổ lợn (bao gồm tim, móng giò, tai, mũi, lưỡi lợn...) với tổng giá trị 25,35 triệu USD.

Số lượng nhập khẩu tăng gấp đôi năm 2018

Như vậy, bình quân giá phụ phẩm ăn được sau giết mổ lợn nhập khẩu chưa đến 0,9 USD/kg. Theo lý giải của một số đơn vị nhập khẩu, tại các quốc gia phát triển, người dân gần như không ăn nội tạng động vật và các phụ phẩm thịt lợn như móng giò, tai, mũi, lưỡi lợn. Bởi vậy, giá các sản phẩm này... rẻ như cho. Trong khi đó, đây lại là thức ăn được nhiều người Việt Nam ưa chuộng.

17-33-32_noi-tng-lon-02
Những quả tim lợn có giá rẻ mạt, được bán tại các khu chợ dân sinh.

Theo khảo sát của PV NNVN tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội, các sản phẩm tai, móng giò, lưỡi lợn tươi sống (nguồn gốc trong nước) được bày bán tại các sạp kinh doanh thịt khá đắt. Cụ thể: móng giò 80 nghìn đồng/kg; tai lợn 80 nghìn đồng/kg; lưỡi lợn 90 nghìn đồng/kg; tim lợn 180 nghìn đồng/kg.

Có thể dễ dàng nhận thấy, giá phụ phẩm ăn được sau giết mổ lợn nhập khẩu rẻ chỉ bằng 25 – 30% các sản phẩm cùng loại trong nước. Đây chính là mảng kinh doanh “hái ra tiền” của các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước.

Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2018, số lượng phụ phẩm ăn được sau giết mổ lợn nhập khẩu vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 tăng gấp đôi. Các sản phẩm trên sau khi thông quan sẽ được đưa về các kho lạnh để bảo quản, sau đó xé lẻ đến các hệ thống phân phối, cung cấp chủ yếu cho các bếp ăn khu công nghiệp, nhà hàng, quán ăn, cơ sở chế biến nhỏ lẻ.

Ngoài 28,4 nghìn tấn phụ phẩm ăn được sau giết mổ, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhập khoảng 13 nghìn tấn thịt lợn (cao gấp 4 lần cùng kỳ năm trước (với tổng giá trị 23,4 triệu USD).

Việc gia tăng nhập khẩu sản phẩm động vật, nhất là thịt và phụ phẩm sau giết mổ lợn trong thời gian qua được nhiều chuyên gia lý giải là do tác động của dịch tả lợn châu Phi, khiến nguồn cung trong nước khan hiếm. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc liên tục hủy nhiều đơn hàng nhập khẩu thịt lợn của Mỹ (do chiến tranh thương mại) khiến “dòng chảy” thịt lợn đang chuyển hướng về Việt Nam.
 

Dấu hỏi về chất lượng

Trước đó, năm 2016 Báo NNVN đã có loạt bài điều tra “Phía sau những quả tim lợn siêu rẻ” được bày bán la liệt tại rất nhiều chợ đầu mối, chợ dân sinh trên địa bàn TP. Hà Nội. Thậm chí, nhiều gian thương cố tình dã đông tim lợn đông lạnh nhập khẩu giá rẻ, sau đó bôi tiết để trà trộn với tim lợn tươi sống trong nước để “ăn” chênh lệnh giá rất lớn. Quá trình bày bán, kinh doanh các sản phẩm thịt, phụ phẩm từ lợn đông lạnh không hề có phương tiện bảo quản lạnh chuyên dụng.

17-33-32_noi-tng-lon-04
Người mua phải được mắt thấy, tay nghe để dễ dàng nhận biết đâu là hàng đông lạnh, đâu là hàng tươi sống.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), chia sẻ: “Bản thân quả tim lợn nhập khẩu (chính ngạch) giá rẻ hoàn toàn vô hại. Nhưng, nếu không thực hiện các nguyên tắc đảm bảo VSATTP trong khâu bảo quản, vận chuyển, mua bán, nó sẽ trở thành liều thuốc độc với người tiêu dùng”.

Theo ông, điều cần nhất bây giờ là người mua phải biết được rằng, trên thị trường hiện nay có tim lợn đông lạnh nhập khẩu với số lượng lớn, được bán với giá rất rẻ mạt và có khả năng trà trộn vào sản phẩm tim lợn tươi sống trên thị trường. Người mua phải được mắt thấy, tay nghe để dễ dàng nhận biết đâu là hàng đông lạnh, đâu là hàng tươi sống.

Trước đó, lực lượng chức năng cũng đã tiến hành bắt giữ nhiều lô nội tạng động vật đông lạnh nhập khâu từ Mỹ, Brazil hết hạn sử dụng, có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm