| Hotline: 0983.970.780

Nhập nhằng phân, thuốc: Chi cục trả lời Cục trưởng và Cty giãi bày

Thứ Năm 31/07/2014 , 10:22 (GMT+7)

Ngày 29/7 Chi cục BVTV Kiên Giang đã có báo cáo Cục trưởng và Cty Hóa nông Lúa vàng lên tiếng./ Phó mặc hên xui

Trước đó, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Nguyễn Xuân Hồng đã lên tiếng về một số sản phẩm của Cty Hóa nông Lúa vàng. Ngay sau đó, 

Về vấn đề tiền mất, lúa thất

Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Kiên Giang cho biết: Trong vụ hè thu 2014, Chi cục BVTV đã tiếp nhận đơn khiếu nại sử dụng thuốc lúa bị thiệt hại của nông dân và đã phân công cán bộ xác minh.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Út Nhỏ tại ấp Hòa B, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đã sử dụng thuốc Sulfaron của Cty Hóa nông Lúa vàng phun lúa 3 giai đoạn: lúc làm đòng, lúa trổ lẹt xẹt, và lúc lúa 75 ngày bị nhện gié gây thiệt hại khoảng 30%.

Ngày 6/6/2014, Chi cục BVTV đã cử đoàn kiểm tra thực tế đồng ruộng. Qua xác minh, lúc đó lúa được 82 ngày, diện tích 2,59 ha. Về tình hình dịch hại: 2 bên bờ ruộng vào khoảng 4 m có tỉ lệ lúa bị nám bẹ 100%. Phần trong, có tỉ lệ nám bẹ khoảng 60%. Mức độ thiệt hại khoảng 30%.

Theo chủ ruộng, ông Nguyễn Út Nhỏ trình bày đã sử dụng thuốc BVTV trừ nhện gié như sau: Lần 1 (35 ngày sau sạ - NSS) phun: Sulfaron 2 gói (15ml)/bình 25 lít, phun 2 bình/1.296m2. Lần 2 (45 NSS): phun Sulfaron 2 gói (15ml)/bình 25 lít, phun 2 bình/1.296m2. Lần 3 (54 NSS): phun Sulfaron 2 gói (15ml)/bình 25 lít, phun 2 bình/1.296m2.

Nhận xét của Chi cục BVTV Kiên Giang: Sulfaron là thuốc trị nhện gié (được Cục BVTV cho phép đăng ký). Do vậy chủ ruộng đã sử dụng “đúng thuốc đặc trị” nhện gié. Theo trình bày của chủ ruộng phun vào 3 giai đoạn 35, 45 và 54 ngày sau sạ với liều lượng 2 gói (15ml) Sulfaron/bình 25 lít, phun 2 bình/1.296m2 là đúng về liều lượng thuốc và nước phun.

Tuy nhiên về cách phun, chủ ruộng pha trộn thuốc trừ nhện (Sulfaron) với thuốc trừ bệnh đạo ôn (Physan, Rocksai, Curegold) phun sương ướt đều trên lá. Với cách phun này chỉ hiệu quả với bệnh đạo ôn, nhưng sẽ kém hiệu quả đối với nhện gié vì nhện gié sống ở bên trong bẹ lá nên phải phun tập trung vào bẹ lá mới đạt hiệu quả cao.

Kết luận của Chi cục BVTV: Chủ ruộng phun “đúng thuốc đặc trị nhện gié”, “đúng lúc”, “đúng liều lượng”. Tuy nhiên, chủ ruộng chỉ phun sương trên lá lúa, không phun vào phần bẹ lá lúa nơi nhện trú ẩn nên hiệu quả kém.

Đối với hộ ông Trần Văn Thắng tại ấp Hòa Hiệp, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), phản ánh đã sử dụng thuốc cặp “9 trong 1” của Cty Hóa nông Lúa vàng phun lúc lúa trổ lẹt xẹt và cong trái me.

Còn 10 ngày nữa lúa thu hoạch thấy ruộng bị nhện gié thiệt hại khoảng 20-25% và gãy cổ bông khoảng 25-30%. Ngày 6/6/2014 Chi cục BVTV cử đoàn kiểm tra thực tế đồng ruộng, qua xác minh thực tế trên diện tích thiệt hại, lúc đó lúa được 89 ngày, diện tích 2,6 ha.

Về tình hình dịch bệnh: tỉ lệ gãy cổ bông khoảng 40-50%, tỉ lệ lúa bị nám bẹ khoảng 70-80%, tỉ lệ bông lúa bị lem lép hạt khoảng 70%. Chủ ruộng Trần Văn Thắng trình bày đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá như sau: Lần 1 (lúa trổ lẹt xẹt) phun: Curegold + Physan + Sulfaron. Lần 2 (lúa cong trái me) phun: Curegold + Physan + Sulfaron + Nano alga complex.

Nhận xét của Chi cục BVTV: Thuốc Beam, Cure Gold, Physan là những loại thuốc trị bệnh đạo ôn và thuốc Sulfaron là thuốc trị nhện gié (được Cục BVTV cho phép đăng ký). Do vậy chủ ruộng đã sử dụng “đúng thuốc đặc trị” bệnh đạo ôn (gãy cổ bông) và nhện gié. Nhện gié: chủ ruộng phun lúc “lúa trỗ lẹt xẹt” là quá trễ, lúc đó nhện đã phát triển và đã gây hại cho cây lúa (đúng ra phải phun giai đoạn 30-35 NSS).

Ruộng xuất hiện bệnh đạo ôn, thay vì chủ ruộng phải ngưng bón phân đạm nhưng chủ ruộng lại sử dụng phân bón lá Nano Alga Complex (có chứa chất đạm) sẽ làm bệnh đạo ôn nặng thêm. Lượng nước pha thuốc trừ bệnh đạo ôn (Curegold, Physan) và trừ nhện gié (Sulfaron) thấp hơn liều khuyến cáo (khuyến cáo phun ít nhất 320 lít/ha), trong khi chủ ruộng chỉ phun 230 lít/ha, mới đạt 72% liều lượng so với khuyến cáo.

Kết luận của Chi cục BVTV: Chủ ruộng đã phun đúng thuốc đặc trị bệnh đạo ôn (Curegold, Physan) và nhện gié (Sulfaron). Tuy nhiên, chủ ruộng không áp dụng đúng “nguyên tắc 4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV, nên hiệu quả kém trong phòng trừ các dịch hại trên. Cụ thể, phun thuốc quá trễ nên không khống chế được nhện gié.

Bệnh đạo ôn: ruộng lúa đang bị bệnh đạo ôn, nhưng giai đoạn “cong trái me” chủ ruộng đã phun phân bón lá (Nano Alga Complex) nên kích thích bệnh nặng thêm. Mặt khác lượng nước phun chỉ bằng 72% so với khuyến cáo nên hiệu quả kém.

Ông Hà Trí Tâm, Giám đốc Ngành hàng - Cty Hóa nông Lúa vàng giãi bày: Hằng năm lượng tiêu thụ chỉ riêng đối với sản phẩm Physan hơn 400 ngàn lít, tương ứng với hơn 20 triệu bình (16 lít) được sử dụng và tương ứng diện tích sử dụng trên 1 triệu ha trồng lúa mỗi năm.

Trong đó, diện tích lúa sử dụng Physan trong giải pháp “9 trong 1” và giải pháp “An tâm tuyệt đối” (Rocksai 525SE; Physan 20SL), hơn 90% sản lượng. Có thể kiểm chứng số liệu nhập khẩu tại hải quan và Cục BVTV. Qua thực tế mà nông dân sử dụng, cũng là một kiểm chứng về hiệu quả của sản phẩm. Việc đúng hay sai trong trường hợp này, đã được cơ quan quản lý chuyên môn xác định.

Về tấm biển quảng cáo

Ông Giàu cho biết, “cận cảnh tấm biển quảng cáo sản phẩm”, theo Cty Hóa nông Lúa vàng giải thích thì tấm biển quảng cáo “9 trong 1” (hình Báo NNVN đăng) thì 2 sản phẩm Cure Gold và Physan (bên trên) để quản lý “6 bệnh” và Alga Complex (bên dưới) là phân bón lá có tác dụng “3 dưỡng”.

Tuy nhiên, Chi cục BVTV Kiên Giang nhận thấy biển quảng cáo trên chưa rõ ràng, từ đó nông dân dễ nhầm lẫn nên đã đề nghị Cty không được treo mà phải chỉnh sửa lại mỗi loại thuốc một bảng riêng. Nên bảng (trong hình) là Cty không cắm do Chi cục BVTV Kiên Giang buộc phải chỉnh sửa lại nội dung. Và Cty đã chấp hành không cắm các bảng có nội dung như trên trong suốt vụ hè thu 2014.

Ông Hà Trí Tâm, Giám đốc Ngành hàng Cty Hóa nông Lúa vàng giải thích: Đây là tấm bảng trình diễn đã chuyển xuống trước tại nhà ông Nguyễn Út Nhỏ để triển khai theo mùa vụ.

Tuy nhiên, khi tiến hành xin phép thực hiện, Chi cục BVTV tỉnh Kiên Giang đã thông báo, tấm bảng (như hình báo đăng) ghi thông tin chưa rõ và đã đề nghị Cty hiệu chỉnh lại theo yêu cầu mỗi loại thuốc cắm trên 1 bảng trình diễn. Chúng tôi đã chấp hành qui định trên Chi cục BVTV tỉnh Kiên Giang, không triển khai trình diễn nhằm hiệu chỉnh lại bảng và chưa có dịp thu hồi về.

Về vấn đề báo đặt ra?

Về vấn đề Báo NNVN nêu liệu sản phẩm được giới thiệu như vậy có trái quy định? Ông Giàu giải thích, Cty Hóa nông Lúa vàng giới thiệu “giải pháp 9 trong 1”, bao gồm 3 sản phẩm: (1) Cure Gold: được Cục BVTV cho phép đăng ký phòng trừ 4 bệnh: đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt và vàng lá. (2) Physan: được Cục BVTV cho phép đăng ký phòng trừ các bệnh: thối hạt vi khuẩn, bạc lá. (3) Phân bón lá Alga Complex (có tác dụng 3 dưỡng: thân, lá, hạt).

Trong quản lý Nhà nước về thuốc BVTV, Chi cục BVTV Kiên Giang ghi nhận Cty Hóa nông Lúa vàng giới thiệu “giải pháp 9 trong 1”, trong đó giới thiệu phân bón lá Alga Complex có tác dụng “3 dưỡng”. Còn 2 loại thuốc Cure Gold và Physan có tác dụng trừ 6 loại bệnh như trên (đã được Cục BVTV cho phép đăng ký). Không có trường hợp nào Cty giới thiệu thuốc bệnh có tác dụng dưỡng.

Ông Hà Trí Tâm, Giám đốc Ngành hàng Cty Hóa nông Lúa vàng trình bày việc đưa các sản phẩm riêng lẻ vào trong 1 túi giải pháp 9 trong 1. Rằng, xuất phát từ yêu cầu của nông dân nên chúng tôi mới đưa các sản phẩm này vào trong các túi đựng để nhà nông thuận tiện trong việc sử dụng.

Đây là túi đựng các sản phẩm, chứ không phải là 1 sản phẩm mới và đăng ký mới. Khi tiến hành việc đưa các sản phẩm này vào trong túi để lưu hành, Cty đều có xin qua ý kiến và được sự cho phép của Cục BVTV (công văn số 1987/BVTV-Ttra ngày 9/12/2011 và CV số 2427/BVTV – Ttra ngày 9/12/2013).

Do vậy, việc đưa các sản phẩm riêng lẻ vào trong 1 túi giải pháp 9 trong 1 là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng yêu cầu của nông dân.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm