| Hotline: 0983.970.780

Nhập nhèm và khuất tất

Thứ Năm 14/11/2013 , 10:04 (GMT+7)

Một dự án chỉ mới là chủ trương của UBND TP, ý tưởng trên giấy, chưa có gì rõ ràng, sau đó được thay bằng một dự án khác, có sự thay đổi về vị trí, diện tích… nhưng huyện đã lập tức lên kế hoạch thu hồi đất, bồi thường theo dự án trên giấy trước đó.

Một dự án chỉ mới là chủ trương của UBND TP, ý tưởng trên giấy, chưa có gì rõ ràng, sau đó được thay bằng một dự án khác, có sự thay đổi về vị trí, diện tích… nhưng huyện đã lập tức lên kế hoạch thu hồi đất, bồi thường theo dự án trên giấy trước đó.

>> Lùm xùm quanh một dự án khu công nghiệp

THU HỒI ĐẤT CHO DỰ ÁN “ẢO”

Thấy tôi dừng xe trước cổng KCN Đông Nam trên tỉnh lộ 8, anh Nguyễn Văn Đông, ngạc nhiên hỏi nhỏ: “Chú dừng xe chi vậy?”. Nghe tôi nói muốn vào tham quan, anh Đông xua tay: “Thôi thôi, ai cho chú vào. Ngày trước còn có bảng cấm quay phim, chụp hình nữa. Theo tôi, đi đường khác”.

Theo anh Đông luồn lách 1 hồi trong những đường thôn nhỏ hẹp xã Hòa Phú, trước mắt tôi là một vùng đất hoang mênh mông. Chỉ duy nhất một khu đất có nhà xưởng, nhưng không một bóng người.

Anh Đông cho biết: “Gần 100% diện tích KCN này vẫn bỏ hoang. Khu nhà xưởng trước mặt chú là của Tập đoàn First Solar (Mỹ) đến xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời từ năm 2011, nghe đâu tổng giá trị đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD. Nhưng làm xong không thấy hoạt động mà nghe nói đang giao bán lại 113.000 m2 nhà xưởng”.

Năm 2005, UBND TP.HCM có chủ trương thành lập “Cụm Công nghiệp Cơ khí Tân Quy” (CCNCKTQ) trên địa bàn 2 xã Hòa Phú và Tân Thạnh Đông, Củ Chi. Dù chỉ mới là ý tưởng, chưa có quyết định phê duyệt dự án, quyết định thành lập, nhưng UBND huyện Củ Chi đã nhanh chân lên phương án bồi thường, thu hồi đất của dân.

Được biết, cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt cho dự án KCN Đông Nam. Đầu năm 2010, UBND TP.HCM mới có Quyết định thành lập KCN này trên địa bàn 2 xã Bình Mỹ và Hòa Phú. Vậy nhưng, năm 2007, huyện Củ Chi đã hoàn thành danh sách thu hồi, bồi thường đất cho dân.

Và, dưới danh nghĩa thu hồi cho dự án CCNCKTQ! Việc bồi thường theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô” nói trên được UBND huyện Củ Chi trả lời các hộ dân bị thu hồi đất là do CCNCKTQ đã được UBND TP đổi tên thành KCN Đông Nam, nhưng do thiếu cập nhật nên trong các quyết định thu hồi, bồi thường vẫn giữ tên cũ!

Ông Nguyễn Trọng Đạt, người có đất bị thu hồi ở ấp 4B, xã Bình Mỹ, nói: “KCN Đông Nam là do Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn VRG làm chủ đầu tư. Còn CCNCKTQ do Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố (Hepza) làm chủ.


Gần 100% diện tích KCN Đông Nam bỏ hoang từ nhiều năm nay

Năm 2009 các văn bản vẫn thể hiện Hepza làm chủ đầu tư cụm công nghiệp này. Quyết định thành lập KCN Đông Nam của UBND TP cũng nêu một trong những căn cứ để ban hành quyết định là “xét đề nghị của Ban quản lý các khu chế xuất khu công nghiệp thành phố về việc thành lập KCN Đông Nam”. 

Vậy nếu như đã có văn bản đổi tên cụm công nghiệp nói trên tại thời điểm 2007 nhưng UBND huyện thiếu cập nhật thì KCN Đông Nam ở thời điểm năm 2007 do công ty nào làm chủ đầu tư?”. Trầm ngâm giây lát, ông Đạt tiếp: “Nếu nhà nước có chủ trương làm KCN để phát triển thì bà con ủng hộ. Nhưng, phải làm cho đúng. Chúng tôi là nông dân, cả đời chỉ sống nhờ mảnh ruộng, vậy mà đền bù với giá rẻ mạt, chưa đến trăm ngàn 1 m2 rồi cho thuê lại gấp 15 lần.


Một khu nhà xưởng hiếm hoi trong KCN Đông Nam nhưng cũng đang bỏ hoang sau khi đầu tư cả tỷ USD

Cầm vài trăm triệu trong tay, nghề nghiệp không có, chúng tôi sống sao đây? Quê hương giàu lên đâu chưa thấy, chỉ thấy ngay trước mắt cả ngàn người đói khổ, thiếu ăn rồi”.

NHIỀU SAI PHẠM

“Là nông dân thật, nhưng đừng nghĩ chúng tôi mù về qui định, pháp luật”, những người nông dân chất phác ngồi trước mặt tôi khẳng định với thái độ bực tức. “Cụ thể là gì?”, tôi hỏi. “Quyết định thu hồi đất có trước phương án giải phóng mặt bằng. Như vậy có đúng không?”.

Nói rồi họ dẫn chứng: Tháng 12/2009, mới có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, nhưng các quyết định thu hồi đất đã có trước đó cả năm trời. Như trường hợp anh Nguyễn Văn Đông, ở ấp 2, Hòa Phú, có quyết định thu hồi đất trước khi phương án bồi thường ra đời cả năm rưỡi trời. Lạ lùng nữa là 2 quyết định (thu hồi và bồi thường) được trao cho ông Đông trong cùng 1 ngày!

Và, hầu hết các quyết định thu hồi đất đều đến tay người dân chậm từ vài tháng đến hơn 1 năm. Bà Phạm Thị Sách ở ấp 2, Hòa Phú cho biết, Quyết định thu hồi đất của bà được UBND huyện Củ Chi trao sau khi ký 4 tháng. Bà Trần Thị Bự ở ấp 2, Hòa Phú, nhận quyết định thu hồi đất đã ký trước đó hơn 1 năm. Còn bà Nguyễn Xuân Mỹ, ở ấp 1, xã Bình Mỹ, nhận quyết định thu hồi đất đã được ký trước đó 15 tháng.

Ngay từ đầu năm 2008, UBND huyện Củ Chi đã tiến hành ra quyết định thu hồi đất và bồi thường cho các hộ dân, với giá đất ruộng 94.000 đồng/m2, đất vườn 110.000 đồng/m2... Trong buổi họp trả lời những khiếu nại của người dân, ông Lê Minh Tấn, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi khẳng định: “Mọi việc làm của UBND huyện đối với KCN Đông Nam đều đúng đường lối, chính sách, đúng theo các văn bản của Đảng và Nhà nước, không có gì sai trái.

Tuy nhiên, quyết định thành lập KCN của UBND TP chỉ có diện tích 286 ha. Nhưng huyện Củ Chi không thu hồi theo quyết định thành lập mà theo quyết định “duyệt nhiệm vụ qui hoạch chi tiết xây dựng”, theo đó, thu đến hơn 342 ha".

Liên quan đến dự án KCN Đông Nam, 15 hộ dân có nhà, đất nằm trên tỉnh lộ 9, thuộc xã Bình Mỹ bức xúc cho biết: trong khi hàng chục hộ dân có nhà đất nằm trên tỉnh lộ 8 (vuông góc với tỉnh lộ 9) không bị “dính” dự án vì ranh KCN đã được điều chỉnh lùi vào trong, cách mặt đường 300 m, thì toàn bộ các hộ trên tỉnh lộ 9 lại bị giải tỏa trắng vì không được điều chỉnh ranh.


UBND huyện Củ Chi căn cứ vào văn bản này của UBND TP.HCM để thu hồi đất. Nhưng đây chỉ là quyết định “Duyệt nhiệm vụ xây dựng quy hoạch chi tiết” chứ không phải quyết định “Duyệt dự án”, càng không phải quyết định thành lập KCN

“Khu đất của 15 hộ chúng tôi có vị đắc địa nhất của KCN Đông Nam nên người ta quyết tâm lấy làm khu biệt thự nhà vườn, nhà liên kế… để kinh doanh”, ông Nguyễn Văn Huệ, một trong số 15 hộ dân này nói.

Trong công văn trả lời khiếu nại của ông Trần Việt Hà, một trong 15 hộ dân, ông Hồ Văn Dũng Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi nói: “Căn cứ vào quyết định của UBND TP, khu vực này có chức năng là khu dịch vụ đô thị (bệnh viện, trường học, nhà ở chuyên gia, nhà ở công nhân…), do đó việc điều chỉnh ranh giới  sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất làm chậm tiến độ dự án”.

Tuy nhiên, xem lại nội dung văn bản ông Dũng Anh viện dẫn (QĐ 3343 về duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/2000 KCN Đông Nam của UBND TP.HCM), không có câu nào đề cập đến những nội dung ông Dũng Anh nêu.

“Tính đến thời điểm phê duyệt phương án bồi thường dự án KCN Đông Nam (tháng 12/2009) thì chúng tôi phải được áp dụng theo Nghị định 69, với nhiều ưu đãi dành cho người có đất bị thu hồi. Nhưng UBND huyện Củ Chi vẫn áp dụng các Nghị định cũ, đã hết thời hiệu”, ông Đạt nói.

Liên quan đến việc khiếu nại các quyết định thu hồi, bồi thường đất cho dự án CCNCKTQ của UBND huyện Củ Chi, vừa qua, tòa phúc thẩm TAND TP.HCM đã tuyên ông Nguyễn Trọng Đạt và bà Nguyễn Thanh Tuyền thắng kiện UBND huyện Củ Chi.

Tòa nhận định: “Dự án CCNCKTQ mới chỉ là ý tưởng trên giấy”, UBND huyện Củ Chi ra quyết định thu hồi đất cho dự án này là sai và tuyên hủy các quyết định liên quan.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm