| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản đấu giá anh đào hình trái tim siêu đắt

Thứ Tư 01/07/2020 , 14:58 (GMT+7)

 Phiên đấu giá anh đào hình trái tim lần đầu tiên ở Nhật Bản đã đạt 186 USD/trái, tức 2.787 USD/khay 15 trái tại chợ đầu mối trung tâm của Hachinohe.

Phiên đấu giá anh đào trái tim lần đầu tiên ở Nhật Bản. Ảnh: KyodoNews

Phiên đấu giá anh đào trái tim lần đầu tiên ở Nhật Bản. Ảnh: KyodoNews

Anh đào hình trái tim với thương hiệu nổi tiếng "Junoheart” của tỉnh Aomori, miền đông bắc Nhật Bản đã được bán đấu giá lần đầu tiên vào ngày hôm qua (30/6). Kết quả là với mỗi khay chứa 15 trái đã được bán thành công với giá 300.000 yên, tương đương 2.787USD, nghĩa là mỗi trái đạt 186 USD.

Loại trái cây đặc sản hiếm hoi này nức tiếng bởi hàm lượng đường lên tới 20%, bắt đầu xuất hiện trên thị trường tỉnh Aomori vào năm 2019 và lần đầu tiên nó được chuyển ra khỏi địa phương trong năm nay và đang được chính quyền địa phương đặt nhiều kỳ vọng.

Năm ngoái, tất thảy chỉ có 330 kg anh đào đặc sản này được thu hoạch và được bán hết chóng vánh tại chỗ. “Trong khi khả năng sản xuất vẫn còn hạn chế, chúng tôi muốn tận dụng tối đa sự khan hiếm của sản phẩm để quảng bá”, một quan chức chính quyền địa phương cho biết.

Ông Nobuhiro Umeta bên khay anh đào đặc sản tại phiên đấu giá hôm 30 tháng 6. Ảnh: KyodoNews

Ông Nobuhiro Umeta bên khay anh đào đặc sản tại phiên đấu giá hôm 30 tháng 6. Ảnh: KyodoNews

Trái anh đào “Junoheart” có đường kính hơn 31 mm với màu sắc đỏ thẫm đặc trưng và độ bóng cao chính là sự khác biệt so với vô số loại giống anh đào khác hiện nay trên thế giới.

Ông Nobuhiro Umeta, trưởng đại diện chi nhánh của chợ Hachinohe ở Nagatsukaseika, ngôi chợ đầu mối trung gian giữa tỉnh Chiba và thủ đô Tokyo cho biết: "Tôi hy vọng phiên đấu giá đầu tiên năm nay sẽ thu hút sự chú ý của đông đảo người dân Nhật Bản”.

Dự kiến trái anh đào “Junoheart” sẽ được bán bắt đầu từ tháng 7 tại một số cửa hàng ở Tokyo và Osaka do đã đặt hàng từ rất sớm.  Vụ thu hoạch năm nay dự kiến ​​cũng chỉ đạt khoảng 600 kg, tương đương khoảng 52.000 trái và cao gấp 1,8 lần năng suất năm ngoái.

Anh đào “Junoheart” là  thành tựu giống cây ăn trái do ngành nông nghiệp tỉnh Aomori lai tạo và nó đã được đăng ký bảo hộ theo Luật Hạt giống từ năm 2013.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm