| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản tính xả nước nhiễm bẩn ra môi trường, ngư dân nguy cơ mất sinh kế

Thứ Ba 24/12/2019 , 15:46 (GMT+7)

Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc xả nước nhiễm bẩn từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra môi trường.

Tính đến ngày 12/12, có khoảng 1.000 bể chứa tại nhà máy Fukushima đang lưu trữ 1,18 triệu tấn nước. Ảnh: Nikkei.

Hành động này làm dấy lên lo ngại sẽ gây ảnh hưởng đến nông dân và ngư dân, những người vốn đã chật vật từ sau thảm họa kép năm 2011.

Một ủy ban thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) ngày 23/12 công bố dự thảo ba phương án xả nước nhiễm bẩn từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi từng bị thảm họa kép sóng thần và động đất làm hư hại, gây rò rỉ phóng xạ năm 2011.

Ba phương án này gồm xả ra Thái Bình Dương, cho bốc hơi vào khí quyển hoặc kết hợp hai hình thức này. Nước nhiễm bẩn đã được lọc bỏ phần lớn phóng xạ và sẽ tiếp tục được xử lý trước khi xả ra ngoài.

Ủy ban loại trừ các phương án khác, như lưu trữ trong các bể ngầm, khó theo dõi mức độ thành công. Tại cuộc họp, các thành viên ủy ban nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn phương pháp có thể xác minh và cho rằng chính phủ Nhật Bản nên hiểu rõ xả nước sẽ có tác động đáng kể về mặt xã hội.

Các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra hướng xử lý sau 6 năm thảo luận về những lo ngại sâu sắc, đặc biệt là ở tỉnh Fukushima, về thiệt hại tiềm tàng từ xả thải. Lượng cá đánh bắt được tại tỉnh Fukushima lúc này chưa bằng 1/5 so với thời điểm trước thảm họa trong bối cảnh vẫn có những lo ngại về mức độ an toàn.

Xả nước đã xử lý vào đại dương sẽ tạo ra “thiệt hại không thể đo đếm” với ngư nghiệp, ngành vốn phải nỗ lực hết sức mới có thể hoạt động trở lại, một nguồn tin trong ngành tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, nói.

Đề xuất cho bốc hơi vào khí quyên cũng tạo ra lo ngại tương tự trong chu kỳ trồng trọt và chăn nuôi, theo một nguồn tin ngành nông nghiệp. “Chính phủ trung ương cần hiểu tình hình địa phương” và cân nhắc kỹ lưỡng cách ứng phó.

Phản ứng từ cộng đồng quốc tế cũng là một yếu tố cần xem xét, đặc biệt là khi Nhật Bản sẽ tổ chức Olympic Tokyo vào hè 2020. Hàn Quốc đã lên tiếng quan ngại về cách Nhật Bản xử lý nước thải.

Theo ủy ban thuộc METI, Tokyo nên có trách nhiệm chọn ngày bắt đầu xả thải, sau khi tính đến quan điểm của người dân, lắng nghe ý kiến từ những người sẽ bị ảnh hưởng.

METI ước tính phương thức cho bốc hơi và xả ra đại dương đều không tạo ra lượng phóng xạ đủ để gây lo ngại.

Xả ra Thái Bình Dương nhìn chung được coi là lựa chọn hợp lý nhất. Phương án bốc hơi từng được thực hiện để làm sạch thành công sau thảm họa hạt nhân đảo Three Mile, bang Pennsylvania, Mỹ. So với phương án bốc hơi, xả trực tiếp ra biển có chi phí thấp, giảm nửa nguy cơ tiếp xúc phóng xạ.

Nhật Bản không còn nhiều thời gian để ra quyết định. Tính đến ngày 12/12, có khoảng 1.000 bể chứa tại nhà máy Fukushima đang lưu trữ 1,18 triệu tấn nước, không xa sức chứa tối đa 1,37 triệu tấn. TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, ước tính họ sẽ không còn chỗ chứa vào năm 2022.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất