| Hotline: 0983.970.780

Nhiều bất cập ở khu tái định cư thủy điện

Thứ Sáu 29/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Tại 13 điểm tái định cư (TĐC) Thủy điện Hủa Na (Quế Phong, Nghệ An), hiện đang thiếu thốn đủ đường. 

Cuộc sống của bà con ở 3 bản TĐC Pù Khoóng, Piềng Văn, Pù Duộc (xã Đồng Văn) rất nan giải.

So với thời điểm mới triển khai dự án Thủy điện Hủa Na thì Đồng Văn hôm nay có nhiều chuyển biến. Những con đường gồ gề, chi chít những ổ gà, ổ voi trước kia đã được nâng cấp, giải quyết phần nào nhu cầu đi lại…

Nhưng đó chỉ là bề nổi, bởi đằng sau là “cả núi” những nỗi lo chưa tìm ra lời giải. Ở cái nơi xa phố xá, người dân chẳng mặn mà việc kinh doanh, buôn bán, chỉ muốn trồng trọt, chăn nuôi để đủ ăn nhưng khổ nỗi là nguồn đất SX có hạn, chưa kể nhiều diện tích lại quá cằn cỗi. Hệ quả là không ít gia đình cảm thấy khó sống ở vùng đất mới.

Bản Pù Khoóng có 34 hộ với 140 nhân khẩu nhưng chỉ có tổng cộng 46 ha đất SX. Điều đáng nói là người dân chỉ canh tác được hơn 5 ha lúa và 20 ha sắn nhưng năng suất không đáng kể, số còn lại đành bỏ hoang vì trồng cây gì cũng không sống nổi.

Theo ông Hà Văn Chiến, Phó chủ tịch xã Đồng Văn, người dân chấp nhận dời khỏi nơi chôn rau cắt rốn là một sự hy sinh lớn. Do đó phải có những chính sách, chế độ phù hợp để bù đắp lại phần nào: “Trong cam kết của dự án thì khi chuyển về nơi ở mới, mỗi nhân khẩu sẽ được chia 200m2 trồng lúa nước, nhưng đến nay vẫn chưa thấy áp dụng ở bản nào. Với tình hình này thì khi hết chương trình cấp gạo (năm 2016), nhiều nhà sẽ nguy to”, ông Chiến trăn trở.

Trong số 4 bản TĐC ở xã Đồng Văn thì Piềng Văn là địa phương duy nhất chưa được giao đất SX, dẫn đến việc một số hộ dân bức xúc đâm đơn kiện vì lí do giá đền bù chưa thỏa đáng.

Cụ thể, họ yêu cầu chủ đầu tư tăng từ 5.000 đ/m2 lên 28.000 đ/m2. Sau khi tiến hành kiểm tra và xác minh lại, Thanh tra tỉnh đã có Văn bản số 231/TTR-P1 ngày 10/4/2013 trình lên UBND tỉnh kiến nghị giải quyết đền bù theo mức 28.000 đ/m2.

Bên cạnh đó, UBND huyện Quế Phong cũng đã chỉ đạo lập bổ sung phương án bồi thường cho các hộ dân nói trên. Thế nhưng cho đến thời điểm này, phía chủ đầu tư là Cty CP Thủy điện Hủa Na lại đang cố tình làm ngơ.

Không có đất sản xuất nên người dân khu TĐC Piềng Văn buộc phải vào tận rừng sâu hái măng, rau rừng…, sinh sống qua ngày. Nhiều gia đình còn cất công xuống dưới xuôi mua sắm dụng cụ để hành nghề đánh cá, nhưng lượng cá, tôm trong lòng hồ có hạn. Với cung cách này thì sớm hay muộn đồng bào nơi đây cũng sẽ… đói. 

08-52-58_nh-2
Người dân ở khu TĐC thiếu đất sản xuất

Bản Pù Khoóng (thuộc điểm tái định cư Khủn Na 2) cũng đang “khát” đất nông nghiệp. Bên cạnh đó thì tình trạng sạt lở đất cũng là nỗi lo thường trực của chính quyền và bà con, nhất là khi mùa mưa bão đang đến.

Theo quan sát của PV, nhiều điểm sụt lún sâu đến hàng chục mét, điều đáng nói là những điểm này lại nằm ngay sát nhà dân và trường mầm non. Trưởng bản Lang Văn Thoại lo ngại: “Vừa qua huyện và nhà đầu tư cũng có về khảo sát thực tế nhưng chưa thấy triển khai gì cả. Nếu không sớm có biện pháp khắc phục thì tình hình sẽ rất đáng ngại”.

Một vấn đề nữa mà người dân bản Pù Khoóng đang phải đối mặt là tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Được biết, đường ống chính bắc từ đầu nguồn Nậm Hinh thi công mãi chưa xong, trong khi đường dẫn phụ công suất lại thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Ngày mưa chẳng nói làm gì, chứ ngày nắng dân phải xuống khe cõng nước. Để có nước sinh hoạt, nhiều nhà quyết định đào giếng, nhưng khổ nỗi nước đục ngầu không sử dụng được.  Những bất cập trên không biết bao giờ mới được cải thiện.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm