| Hotline: 0983.970.780

Nhiều bất cập về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các tỉnh ĐBSCL

Thứ Ba 25/12/2018 , 13:56 (GMT+7)

 Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề luôn được ngành chức năng và người dân đặc biệt quan tâm, coi trọng. Thời gian qua, tại nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã làm tốt công tác này.

Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều cơ sở SX kinh doanh thực phẩm bẩn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, công tác đảm bảo VSATTP tại nhiệu địa phương hiện còn một số khó khăn nhất định.

Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh Cà Mau kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán các mặt hàng cá khô tại các điểm SX kinh doanh

Tại Bạc Liêu, thời gian qua Chi cục ATVSTP tỉnh Bạc Liêu đã phát động tuyên truyền cho toàn thể nhân dân địa phương hưởng ứng “Tháng hành động về VSATTP” rộng rãi trên toàn địa bàn tỉnh. Đồng thời, vận động, kêu gọi người dân khi phát hiện những hành vi vi phạm trong lĩnh vực VSATTP, thì cần mạnh dạng tố giác để cơ quan chức năng xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, đơn vị còn tổ chức tập huấn tập huấn, tuyên truyền cho hàng trăm lượt người và cơ sở trên địa bàn tỉnh về VSATTP.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, Chi cục ATVSTP tỉnh Bạc Liêu phối hợp với ngành chức năng địa phương thành lập trên 420 đoàn công tác để tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 5.700 lượt cơ sở chuyên SX, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, bao bì, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, thức ăn đường phố… Qua kiểm tra, ngành chức năng phát hiện 310 cơ sở SX kinh doanh vi phạm, tiến hành phạt tiền 18 cơ sở, thu nộp ngân sách với số tiền trên 82 triệu đồng. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra đã nhắc nhở 279 cơ sở. Đáng mừng, 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nào.

Có thể nói, công tác đảm bảo VSATTP đã được tỉnh Bạc Liêu quan tâm thường xuyên, xem trọng. Địa phương đã làm tốt công tác này, kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi sai phạm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác đảm bảo VSATTP tại Bạc Liêu vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Nguyên nhân chính là nguồn kinh phí hoạt động rất ít, gây ra nhiều khó khăn cho công tác này.

SX các mặt hàng khô không tẩm ướp hóa chất, phẩm màu tại được các làng nghề ở Bạc Liêu thực hiện rất tốt

Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Bạc Liêu Trần Hùng Biện thông tin: “Nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị rất hạn chế, chủ yếu hỗ trợ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên trong việc thanh, kiểm tra, tập huấn, tuyên truyền. Riêng, nguồn kinh phí  của Trung ương phân bổ, thì được sử dụng rất nghiêm ngặt, chủ yếu chi trang bị, sửa chữa và không được dùng cho hoạt động thanh, kiểm tra, tuyên truyền nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động này”.

Theo ông Biện, khăn khăn lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu là hiện nay, đơn vị còn thiếu một số phương tiện chuyên dụng như, xe bảo quản mẫu và xét nghiệm nhanh tại chỗ. Trước những khó khăn của đơn vị, ông Biện đã kiến nghị cấp trên xem xét, cho phép địa phương được sử dụng một phần kinh phí Trung ương cho hoạt động thanh, kiểm tra, tập huấn, tuyên truyền,… để địa phương có điều kiện tăng cường hơn nữa công tác giám sát, xử lý các hành vi vi phạm. 

Còn tại Cà Mau, đây là địa phương rất coi trọng vấn đề về đảm bảo VSATTP. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực này rất chặt chẽ, thường xuyên. Vì vậy, địa phương đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm đến lĩnh vực VSATTP.

Chị Trần Thị Xa, chuyên kinh doanh các mặt hàng mắm, khô các loại, ngụ xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi cho biết: “Từ lúc kinh doanh cho đến nay, tôi chưa biết sử dụng hóa chất, phẩm màu độc hại cho các mặt hàng của mình bao giờ. Quan điểm kinh doanh của tôi là tạo niềm tin, uy tín cho khách hàng. Một khi khách hàng đặt niềm tin thì sản phẩm của mình chắc chắc sẽ được ưa chuộng. Đó là lẽ tất yếu”.

Được biết, vừa qua Chi cục ATVSTP tỉnh Cà Mau đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra hàng loạt cơ sở SX, kinh doanh các mặt hàng khô các loại, được bày bán và lưu hành trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng đã lấy mẫu gửi đi xét nghiệm tại Viện Y tế công cộng TP HCM. Từ kết quả mà Viện Y tế gửi về, cho thấy, có nhiều mẫu thực phẩm không đạt chất lượng và có chứa chất cấm.

Thực phẩm bẩn luôn là nỗi ám ảnh cho sức khỏe người tiêu dùng

Cụ thể, vựa khô Thành Chinh, có điểm kinh doanh tại chợ Nông sản thực phẩm Cà Mau, có các mẫu khô cá mối, cá thòi lòi, cá chỉ vàng có kết quả kiểm nghiệm dương tính với hàn the. Còn tại cơ sở SX bánh mì Ba Nhàn, phường 5, TP. Cà Mau, kết quả kiểm tra mẫu sản phẩm chả lụa, chả chiên tại cơ sở này cho thấy, có chất Natri Benzoat. Các chất này đã được Bộ Y tế nghiêm cấm sử dụng trong hoạt động VSATTP.

Trước thực trạng trên, Chi cục ATVSTP tỉnh Cà Mau đã vận động, tuyên truyền và khuyến cáo hộ kinh doanh cá thể, cơ sở SX chế biến kinh doanh thực phẩm và cả người tiêu dùng, không được sử dụng chất phụ gia, phẩm màu, hóa chất độc hại để sử dụng, bảo quản thực phẩm. Bởi đây là chất, có ảnh hưởng trực tiếp con người.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm