| Hotline: 0983.970.780

Nhiều bếp ăn Khu Kinh tế Nghi Sơn không có thịt lợn: Cần cởi bỏ tâm lý hoang mang

Thứ Tư 03/04/2019 , 11:10 (GMT+7)

Mặc dù biết dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) không lây qua người và thịt lợn lưu hành ngoài thị trường được kiểm soát giết mổ nhưng nhiều bếp ăn tập thể tại Khu kinh tế Nghi Sơn vẫn dừng ăn thịt lợn từ hơn 1 tháng nay. Căn nguyên vì sao?

13-42-40_1
Thực đơn bữa ăn của nhiều nhà ăn tập thể KKT Nghi Sơn không có thịt lợn từ hơn 1 tháng nay

Nhà ăn của trên 100 cán bộ, công nhân viên Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (Tĩnh Gia - Thanh Hóa) khẩu phần không có thịt lợn. Thay vào đó, cá, tôm, rau là thực phẩm chính. Tình trạng bếp ăn không sử dụng thịt lợn tại bếp ăn này đã xuất hiện hơn 1 tháng nay, kể từ khi có DTLCP tại Thanh Hóa. Nguyên nhân chính vẫn là tâm lý e ngại của người lao động.

“Bình quân, mỗi ngày bếp ăn này sử dụng khoảng 5 - 7kg thịt lợn nhưng từ khi có DTLCP đến nay thì ngừng hẳn. Chúng tôi hợp đồng mua thịt với một đơn vị tại chợ địa phương, có dấu kiểm soát giết mổ hẳn hoi. Vẫn biết, DTLCP không lây sang người nhưng việc không sử dụng thịt xuất phát từ yêu cầu của cán bộ, công nhân viên người lao động”, ông Nguyễn Văn Sáu, bếp trưởng bếp ăn tập thể Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cho biết.

Theo khảo sát của PV tại các đơn vị thuộc Khu Công nghiệp, Khu kinh tế Nghi Sơn, tình trạng không sử dụng thịt lợn tương đối phổ biến. Cán bộ quản lý các Cty Giầy da ANORA, Cty Xi măng Nghi Sơn, Cty hạ tầng Nghi Sơn, Cty TNHH Đầu tư Nghi Sơn Việt Nam, Cảng Nghi Sơn… xác nhận, đã hơn 1 tháng nay không có thịt lợn trong thực đơn hàng ngày của cán bộ công nhân viên. Các bếp trưởng đều giải thích, việc không sử dụng thịt lợn xuất phát từ tâm lý e ngại của người lao động chứ không xuất phát từ chủ trương của chủ sử dụng lao động.

Ông Vũ Duy Hùng, cán bộ quản lý khu nhà ở chuyên gia của Cty Công TNHH Đầu tư Nghi Sơn Việt Nam cho biết: “Khu nhà ở này phục vụ ăn trưa cho 30 chuyên gia là kỹ sư xây dựng công trình Nhiệt điện Nghi Sơn. Ngoài ra còn một số khách lưu trú. Bình quân chúng tôi sử dụng 3 - 4kg thịt lợn/ngày nhưng từ khi có DTLCP đến nay thì không còn sử dụng thịt lợn nữa, thay vào đó là các thức ăn từ biển, thịt bò, thịt gà”.

Khu kinh tế, khu Công nghiệp Nghi Sơn hiện có gần 500 doanh nghiệp, trong đó có 14 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số khoảng 80 nghìn công nhân, hầu hết đều có bếp ăn tập thể. Vì vậy, việc sử dụng hay loại bỏ thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày của công nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn.

Ông Vũ Minh Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn, xác nhận, đến thời điểm hiện tại chưa nhận được thông tin nào phản ánh về việc các doanh nghiệp có chủ trương dừng ăn thịt lợn. Tuy nhiên, thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày của công nhân đã giảm mạnh sau khi có DTLCP.

13-42-40_2
Thực phẩm thay thế chủ yếu là cá, gà, thịt bò…

“Thực ra chúng tôi không khảo sát nhưng qua thông tin dư luận thì các bếp ăn tập thể ở đây rất ít sử dụng thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày kể từ hơn 1 tháng nay. Tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của người lao động. Có thể họ vẫn hiểu DTLCP không lây nhiễm qua người nhưng vẫn có tâm lý dè dặt. Hiện chưa có văn bản nào để khuyến khích các đơn vị đưa thịt lợn vào bữa ăn hàng ngày nhưng chúng tôi mong người lao động, các bếp ăn tập thể hãy quay lại với thịt lợn. Thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm soát giết mổ thì vẫn nên sử dụng, tránh tâm lý hoang mang lo lắng”.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Không nên quay lưng với thịt lợn an toàn

Chúng tôi đã tuyên truyền rất nhiều rồi. Tỉnh đã có chủ trương khuyến khích người dân, các đơn vị trên địa bàn tăng cường sử dụng thịt lợn. Người dân, đặc biệt là người lao động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế, người tiêu dùng cần cởi bỏ tâm lý hoang mang, lo lắng khi sử dụng thịt lợn. Bởi thịt lợn tại Thanh Hóa khi được lưu thông trên thị trường đều được kiểm soát chặt chẽ. Nếu phát hiện thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm soát giết mổ, người dân cần báo ngay cho cơ quan chức năng chứ không nên quay lưng với thịt lợn an toàn.

 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm