| Hotline: 0983.970.780

Nhiều câu hỏi lớn treo giữa rừng Hoàng Liên

Thứ Hai 01/03/2010 , 09:13 (GMT+7)

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên xảy ra những ngày giáp Tết Canh Dần vừa qua đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường, cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác diện tích rừng bị cháy. Trong vụ cháy rừng đó, có rất nhiều câu hỏi còn đang bỏ ngỏ và những vấn đề đặt ra trong việc quản lý, BVR sao cho hiệu quả.

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên xảy ra những ngày giáp Tết Canh Dần vừa qua đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường, cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác diện tích rừng bị cháy. Trong vụ cháy rừng đó, có rất nhiều câu hỏi còn đang bỏ ngỏ và những vấn đề đặt ra trong việc quản lý, BVR sao cho hiệu quả. 

Canh rừng đã khó, chữa cháy khó hơn

VQG Hoàng Liên được thành lập ngày 12/7/2002, với diện tích 29.845 ha rừng đặc dụng, trong đó có 11.875 ha vùng lõi, 17.900 ha phục hồi sinh thái, ngoài ra có 38.724 ha vùng đệm. Vườn nằm trên địa bàn 6 xã của hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, ở độ cao từ 1.000 m đến 3.143m. Đây là phần kéo dài của dãy núi Ailao Shan từ Trung Quốc, phía đông của dãy Himalaya, từ đó hình thành hai tiểu vùng khí hậu ôn đới và á nhiệt đới.

Lực lượng chữa cháy rừng tập kết tại Trạm gác rừng Núi Xẻ

Nhiều nhà nghiên cứu sinh học trên thế giới coi đây là trung tâm sinh học đa dạng, một kho tàng gen quí hiếm, khu dự trữ sinh quyển núi cao lớn nhất Việt Nam. Bằng chứng là tháng 12/2004 tại Hội nghị về các vườn di sản ASEAN tổ chức tại VQG Khao Yai (Thái Lan) đã công nhận VQG Hoàng Liên là vườn di sản ASEAN. 

Phát đường băng cản lửa

VQG Hoàng Liên trải rộng trên 6 xã của hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, có 26 thôn bản nằm trong khu vực vườn, trong đó 7 thôn bản nằm trọn trong vùng lõi, gồm các thôn: Tả Trung Hồ, Séo Trung Hồ, Ma Quái Hồ (xã Bản Hồ), Dền Thàng, Séo Mý Tỷ (xã Tả Van), San I, San II (xã Lao Chải). Cuộc sống của người dân ở đây một phần dựa vào vườn, đó là sự thách thức rất lớn cho việc BVR. 

Một bộ phận không nhỏ dân cư cuộc sống vẫn phải dựa vào rừng, từ đó có nhiều hành vi xâm hại rừng trong khu vực VQG Hoàng Liên diễn ra liên tục trong nhiều năm qua, đe doạ tới sự an nguy của vườn. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra trong mùa làm nương rẫy, nhưng đã kịp thời phát hiện và được dập tắt.

Một góc rừng già sau vụ cháy

Vụ cháy rừng ngày 8/2/2010 bùng phát từ tiểu khu 286 thôn Ma Quái Hồ, do thời tiết nắng nóng kéo dài từ nhiều tháng nay, gió lớn, địa hình phức tạp, xa khu vực dân cư đã mau chóng lan rộng ra các tiểu khu 291, 287, 295B, 320, tạo ra một chuỗi đám cháy trong vùng lõi của vườn. Tiếp đó, ngày 12/2/2010 một điểm cháy khác xuất phát từ địa phận thôn Chu Va (Sơn Bình, Tam Đường, Lai Châu) thuộc các tiểu khu 221/259 và tiểu khu 193b/252, thốc mạnh vào sườn Tây VQG Hoàng Liên.

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên nằm ngoài khả năng chữa cháy của tỉnh Lào Cai và Lai Châu, PTT Hoàng Trung Hải cùng Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã đích thân lên tận Lào Cai trực tiếp chỉ đạo chữa cháy rừng. Ngoài lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ của huyện Sa Pa và Tam Đường với trên 3.000 người, Quân khu II đã điều 1.200 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 174 tiếp viện cho tỉnh Lào Cai tham gia chữa cháy rừng sườn Đông, Trung đoàn 882 cử 400 chiến sĩ tiếp viện cho tỉnh Lai Châu chữa cháy rừng sườn Tây.

Khu rừng tái sinh thôn Séo Mý Tỷ đã bị xoá sổ

Ngoài ra còn có 3 máy bay trực thăng làm nhiệm vụ trinh sát, cứu hộ cứu nạn và tiếp tế lương thực. Hai tướng lĩnh quân đội do Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng bộ đội chủ lực, dân quân, tự vệ và động viên, Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu II tham gia chỉ huy đánh “giặc lửa”.

+ Theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 và Chỉ thị 270/CT-TTg ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ qui định rõ: Nếu để xảy ra cháy rừng tại địa phương nào thì trách nhiệm trước hết thuộc về Chủ tịch UBND các tỉnh, thành.

+ Vụ cháy rừng ngày 8/2/2010 xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và vụ cháy rừng ngày 12/2/2010 tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã thiêu trụi hàng trăm ha rừng đặc dụng. Hai ông chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Lai Châu sẽ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về vụ cháy rừng đó như thế nào? Đó là điều dư luận đang chờ đợi.

Lực lượng chữa cháy rừng ở khu vực VQG Hoàng Liên vừa qua đã sử dụng nhiều phương pháp: Dập lửa trực tiếp, đốt chặn, phát đường băng cản lửa…Do địa hình phức tạp, gió lớn, không có nguồn nước để dập lửa, máy bơm nước, cưa xăng, máy bay trực thăng không phát huy hiệu quả. Người dập lửa chỉ tiếp cận được các đám cháy nhỏ, gió núi lại luôn đổi chiều khiến nhiều đám cháy cứ luẩn quẩn trong rừng. Nhiều người bị thương do đá lăn, cây đổ, nghẹt thở vì khói bụi và thiếu ôxy.

Vì thế, các cánh quân chữa cháy không cho phép mọi người tiếp cận các đám cháy to, gió liên tục đổi chiều. Nhiều lô rừng cháy hết không còn sót một cây, cây chết cháy đen thui, những trảng rừng nào lửa tràn lướt qua thì cây cối vàng khè như bị luộc chín, lửa chỉ tắt khi gặp các khe suối, hoặc rừng già ẩm ướt lực lượng chữa cháy mới thừa cơ hội đó để dập lửa. Sau 8 ngày ngọn lửa rừng Hoàng Liên mới được không chế hoàn toàn.

Có rất nhiều câu hỏi còn để ngỏ từ vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên. Báo cáo ngày 15/2/2010 của UBND tỉnh Lào Cai, diện tích rừng bị cháy khu vực rừng Lào Cai khoảng 1.700 ha, khu vực Lai Châu quan sát từ vệ tinh khoảng 300 ha. Theo báo cáo của VQG Hoàng Liên ngày 26/2/2010 thì diện tích rừng trong khu vực vườn bị cháy là 700 ha, trong đó rừng tái sinh 664 ha, rừng tự nhiên trung bình 36 ha. Đó là những số liệu chưa được kiểm chứng từ các cơ quan chuyên môn.

Xem thêm
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Apple xác định Việt Nam là một cứ điểm trên toàn cầu

Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam. Trước đó, vào tháng 5/2022 tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Giám đốc điều hành Apple.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.