| Hotline: 0983.970.780

Nhiều công trình trái phép 'mọc' trên đất rừng, phải chăng buông lỏng quản lý?

Thứ Hai 07/01/2019 , 08:58 (GMT+7)

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều công trình quy mô xây dựng trái phép trên diện tích đất rừng tại Nghệ An bị phát giác khiến dư luận xôn xao. Nhiều luồng ý kiến nhận định, phải chăng nguyên nhân xuất phát từ sự buông lỏng trong công tác quản lý…

Ngày 30/11/2011, UBND huyện Quỳnh Lưu tiến hành bàn giao cho cá nhân ông Hồ Năng Đức (trú tại xã Quỳnh Yên) diện tích 3.566,62 m2 (dài 238m, rộng 15m) trong thời hạn 50 năm. Điều đáng nói vị trí này thuộc diện tích đất rừng phòng hộ, hiện tại do Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Bắc Nghệ An quản lý.

00-10-54_1
Bất chấp sự chỉ đạo của UBND huyện Quỳnh Lưu, ông Hồ Năng Đức vẫn phớt lờ

Ngày 6/9/2018 BQL RPH Bắc Nghệ An với tư cách chủ rừng đã phối hợp với UBND xã Quỳnh Yên kiểm tra tại Tiểu khu 340G, khoảnh 1, lô 1 phát hiện ông Hồ Năng Đức đang có hành vi lấn chiếm, xây dựng tường bao vượt quá khoảng 900 m2 phần được giao.

Trước tình hình trên, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản đề nghị ông Hồ Năng Đức dừng ngay hành vi sai phạm. Về phía chủ rừng, đơn vị tiếp tục ban hành Công văn số 01/CV.BQL gửi đến UBND huyện Quỳnh Lưu, Hạt Kiểm lâm địa bàn đề nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trong khi sự việc đang được cơ quan chức năng xem xét xử lý thì bản thân ông Hồ Năng Đức lại ngang nhiên tiếp tục xây tiếp hệ thống tường bao, khu bể chứa nước và đổ thêm hàng chục cột trụ bê tông kiên cố. Mặc dù BQL RPH Bắc Nghệ An đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở (đơn vị không có chế tài xử phạt), đồng thời đề nghị chính quyền địa phương và đơn vị chức năng liên quan có biện pháp đình chỉ nhưng ông Đức kiên quyết không chấp hành.

Về phần UBND huyện Quỳnh Lưu, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh đã chỉ đạo Phòng TN-MT, Phòng NN-PTNT đấu mối trực tiếp cùng các bên. Sau khi thống nhất có ý kiến chỉ đạo cụ thể như sau: “Yêu cầu ông Hồ Năng Đức hoàn trả lại mặt bằng, tháo dỡ công trình trái phép trên phần đất không được giao. Kết quả báo cáo Chủ tịch UBND huyện trước ngày 30/10/2018”.

Có điều quá thời hạn nêu trên mọi thứ đâu lại vào đó. Vụ việc không được giải quyết dứt điểm khiến nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không chỉ gây ra nhiều nhức nhối tại địa phương vùng biển, việc lấn chiếm trái phép đất lâm nghiệp cũng là đề tài nóng ran tại huyện miền núi Thanh Chương.

Chẳng hiểu nguyên nhân từ đâu, hơn 1 năm nay trên diện tích đất rừng thuộc địa giới hành chính xóm Trung Sơn, xã Thanh Mai lại “mọc” lên một công trình bề thế mang hơi hướng nghỉ dưỡng, dáng dấp xây dựng theo kiểu nhà sàn cách tân.

Được biết, khu vực này cách đường Hồ Chí Minh chừng 2km. Để thuận lợi cho quá trình di chuyển, con đường dẫn vào đã được chủ đầu tư tiến hành rải đá dăm, chạy song song là hệ thống đường dây điện hạ thế cáp vặn xoắn khá bài bản. Xung quanh công trình được quây kín bằng lưới thép B40 cao quá đầu người, phía cổng có treo tấm biển thông báo: “không phận sự miễn vào khu chăn nuôi”.

00-10-54_3
Việc xâm lấn đất rừng phòng hộ tại huyện Quỳnh Lưu cần được xử lý dứt điểm

Theo lời người dân, khu đất này đã được chuyển nhượng qua khá nhiều đời chủ, nay thuộc quyền sở hữu của một người tên Hồng, gốc gác ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Công trình được xây dựng vào đầu năm 2017, sau hàng tháng trời đốc thúc thi công mới hoàn thành. Nghe phong phanh đây là là một khu nghỉ dưỡng, thường ngày luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, chỉ những ngày lễ mới được mở để đón khách từ xa về (?!).

Liên quan đến vấn đề này, phía Hạt Kiểm lâm Thanh Chương xác nhận địa giới xây dựng công trình là đất lâm nghiệp. Tại thời điểm san ủi, kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho UBND xã Thanh Mai tiến hành đình chỉ nhưng không có kết quả. Càng khó hiểu hơn khi đơn vị cấp huyện cũng hoàn toàn mù tịt về sự xuất hiện của khu nghỉ dưỡng bề thế, dù thực chất công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng suốt bấy lâu nay.

Một công trình trái phép quy mô đến 30ha nghiễm nhiên “mọc” trái phép trên đất lâm nghiệp là hành vi xâm hại tài nguyên vô cùng nghiêm trọng. Việc chính quyền địa phương lẫn cơ quan chức năng mù mờ về những thông tin liên quan là điều rất khó chấp nhận.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm