| Hotline: 0983.970.780

Nhiều đơn vị vào cuộc nghiên cứu sản xuất vacxin tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 02/04/2019 , 14:28 (GMT+7)

Bên cạnh việc phân lập thành công virus DTLCP ở các vùng dịch tại miền Bắc, Chi cục Thú y Vùng VI (Cục Thú y) đã và đang triển khai nhiều hướng nghiên cứu cơ bản về vacxin DTLCP, cả theo hướng vacxin nhược độc tự nhiên và vacxin nhược độc nhân tạo.

15-31-30_2
Nghiên cứu vacxin DTLCP khó khăn hơn nhiều so với các loại vacxin khác

Ông Bạch Đức Lữu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Vùng VI cho biết: Hiện Trung tâm cũng đã nghiên cứu và sở hữu một số tế bào dòng, có khả năng phục vụ cho công tác nhân virus, đồng thời tiến hành nhân virus đã phân lập được trên các tế bào dòng này nhằm tiến tới đánh giá sự biến đổi của virus qua các đời cấy truyền, tiến tới nghiên cứu vacxin DTLCP theo hướng vacxin nhược độc nhân tạo (thông qua cấy truyền nhiều đời).

Bên cạnh đó, nghiên cứu vacxin DTLCP theo hướng vacxin nhược độc tự nhiên cũng là một hướng mà Chi cục Thú y Vùng VI đánh giá có nhiều triển vọng. Bởi hiện nay, Chi cục Thú y Vùng VI đã có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, SX vacxin theo hình thức này. Cụ thể, Trung tâm đã nghiên cứu và chuyển giao thành công con giống để SX vacxin dịch tả lợn cổ điển cho Cty RDT, đây chính là giống vacxin được phân lập từ nguồn virus nhược độc tự nhiên.

“Hiện nay, chúng tôi đã có các chương trình phối hợp về nghiên cứu vacxin, trong đó có vacxin DTLCP với Phòng thí nghiệm Quốc gia Úc. Hiện Phòng thí nghiệm Quốc gia Úc cũng đã có sẵn chủng virus DTLCP nhược độc được phân lập, và sẵn sàng chia sẻ giữa hai bên với nhau. Nếu 2 chủng virus của Việt Nam và Úc là đồng chủng, sẽ rất thuận lợi cho công tác hợp tác nghiên cứu”, ông Lữu cho biết.

GS. TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho biết: Với định hướng nghiên cứu vacxin tái tổ hợp, vừa qua, Học viện phối hợp với các nhà khoa học của Hàn Quốc đã biểu hiện thành công 11 loại protein khác nhau của virus DTLCP. Hiện Học viện đang tiếp tục cho nghiên cứu đặc tính sinh học của những protein tái tổ hợp này nhằm phục vụ cho hướng nghiên cứu vacxin tái tổ hợp, cũng như SX các kít chẩn đoán nhanh... Bên cạnh đó, Học viện cũng đang nghiên cứu về cơ chế lây bệnh, đường truyền bệnh của virus DTLCP nhằm xác định nơi virus tập trung nhất trong cơ thể lợn sau khi gây bệnh, làm cơ sở để xác định trong lấy mẫu phân lập virus.

Song song đó, Học viện đã và đang tiến hành nghiên cứu sự đồng nhiễm của DTLCP và đã có kết quả ban đầu cho thấy có sự đồng nhiễm của cả bệnh tai xanh và một số bệnh khác... Ở một hướng khác, Học viện cũng đang tiến hành nghiên cứu về các hoạt chất na-nô (nhất là na-nô bạc), các chế phẩm sinh học có thể ức chế virus, qua đó có thể giúp hỗ trợ cho quá trình khống chế dịch bệnh, giảm tỉ lệ lượn bị chết. “Chế phẩm na-nô bạc do Học viện nghiên cứu đã có hiệu quả ức chế khá tốt trên một số loại virus gây bệnh trên vật nuôi, hiện chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm hiệu quả trên virus DTLCP”,  GS Lan cho biết.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất