| Hotline: 0983.970.780

Nhiều hứa hẹn từ mô hình nuôi đà điểu châu Phi ở xứ Thanh

Thứ Tư 19/12/2018 , 06:05 (GMT+7)

Năm 2016, người dân thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) bất ngờ bởi vợ chồng bà Phùng Thị Ngọ chuyển từ mô hình nuôi gà sang đà điểu. Thế nhưng, vợ chồng bà đã cho thấy, đây là một lựa chọn có tiềm năng.

Trước đó, vợ chồng bà Ngọ từng nhiều năm nuôi gà, lợn, bò và cá trên diện tích 1ha đất thầu khoán. Tuy nhiên, giá cả bấp bênh khiến ông Đào Đức Thủy, chồng bà Ngọ quyết tâm tìm đối tượng nuôi mới để làm giàu.

09-24-51_1
Ông Thủy chăm sóc đàn đà điểu

Ông Thủy ra các tỉnh miền Bắc tham quan nhiều mô hình và học tập kinh nghiệm nuôi đà điểu. Qua quá trình tìm hiểu, ông Thủy thấy, đà điểu là loài vật có sức đề kháng tốt, lượng thức ăn chỉ bằng khoảng 1/5 so với nuôi bò, đầu ra rộng, lợi nhuận cao.

Cuối năm 2016, vợ chồng ông “làm liều” mua 150 con đà điểu châu Phi tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) về nuôi. Năm đầu, do chưa có kinh nghiệm, con giống bị hao hụt không ít. Tuy nhiên, nhờ kiên trì theo dõi đặc tính sinh hoạt, thức ăn của đà điều, dần dần vợ chồng ông đã giảm tỷ lệ hao hụt.

Đến nay, tổng đàn đà điểu trong trại đà điểu Thủy Ngọ đã lên đến 160 con, trong đó có 60 con được gắn thẻ nuôi giống, 100 con đà điểu nuôi thương phẩm. Các dãy chuồng được ông Thủy bố trí xa khu vực cổng ra vào, máng ăn được phân làm 2 ngăn, một ngăn cho ăn thức ăn công nghiệp, một ngăn đựng thức ăn xơ. Nước uống cho đà điểu phải được cung cấp thường xuyên vì nhu cầu của chúng rất lớn.

“Bây giờ nghĩ lại cũng thấy mình mạo hiểm quá. Dù mới nuôi lần đầu nhưng mua đến 150 con. Nhưng cũng may, nuôi đà điểu không quá phức tạp, chúng có sức đề kháng tốt nên cũng làm quen kỹ thuật nuôi nhanh” – ông Thủy cho biết.

09-24-51_2
Nguồn thức ăn của đà điểu tương đối đa dạng

Nhờ khéo chăm sóc, mỗi lần ra Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, thay vì mua con giống cỡ lớn, để giảm chi phí đầu vào ông Thủy thường mua loại giống nhỏ có trọng lượng 1,2kg/con với giá 1,5 triệu đồng/con. Theo ông Thủy, đà điểu thương phẩm sau 10 tháng có thể xuất chuồng và đạt trọng lượng từ 90-100 kg/con.

“Giai đoạn đầu rất quan trọng vì phải úm tốt, tiêm các loại vắc xin gia cầm. Giai đoạn này có thể cho ăn cám công nghiệp hoàn toàn trong vòng 2 tháng, đạt trọng lượng 10-15 kg/con. Giai đoạn sau đó giảm dần lượng thức ăn công nghiệp, cho ăn thêm ngô bột, lúa, ngô hạt, các phụ phẩm nông nghiệp, đậu xanh, cỏ voi. Nếu xác định nuôi thương phẩm thì nên tính toán tách thức ăn công nghiệp sớm để thịt ngon. Còn nếu nuôi sinh sản thì duy trì thức ăn công nghiệp để chúng đủ chất dinh dưỡng, động dục. Tính ra, nếu nuôi 10 tháng, đạt trọng lượng 100 kg thì bán được 8-10 triệu đồng. Trừ chi phí con giống, thức ăn có thể lãi 2,5 triệu đồng/con”.

Cũng theo ông Thủy, đà điểu có sức đề kháng rất tốt nhưng chúng rất dễ bị kích động trước màu sắc sặc sỡ. Vì vậy, khu vực nuôi đà điểu tốt nhất cần cách ly với khu vực ồn ào bên ngoài; địa hình cần rộng, bằng phẳng để chúng tự do đi lại không bị gãy chân; nếu vây bằng thép B40 thì phải đảm bảo để chúng không bị vướng vào thép gây rách da, chảy máu.

Ngoài việc trồng cỏ, ngô tự cung tự cấp thức ăn, ông Thủy còn thu mua các phụ phẩm nông nghiệp trong vùng để phục vụ chăn nuôi. Trang trại Thủy Ngọ tạo công ăn việc làm cho 3 lao động với mức thu nhập 4,2 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2017, trang trại đà điểu Thủy Ngọ xuất ra thị trường 10 tấn đà điểu thương phẩm. Tuy nhiên, thời điểm đó chưa tìm được đối tác nên mới chỉ bán được 680 triệu đồng. Hiện sản phẩm thịt đà điểu của trang trại Thủy Ngọ được các bạn hàng ngoài Bắc thu mua với giá 100 nghìn đồng/kg hơi. Với giá này, bình quân mỗi con đà điểu nuôi 10 tháng, trang trại Thủy Ngọ lãi từ 2-2,5 triệu đồng.

09-24-51_3
Triển vọng từ mô hình nuôi đà điểu châu Phi

Tuy nhiên, mong muốn của ông Thủy không chỉ dừng lại ở việc nuôi thành công đà điểu thương phẩm: “Tôi hiện có 60 con đà điểu đủ tiêu chuẩn sản xuất con giống. Tôi quyết tâm sẽ cho chúng đẻ và ấp thành công để không những phục vụ nhu cầu con giống của trại mình mà còn cấp cho những hộ có nhu cầu” – ông Thủy cho biết.

Ngoài việc xuất đà điểu thương phẩm nguyên con, thi thoảng ông Thủy tự mổ thịt bán tại địa phương với giá 200-240 nghìn đồng/kg. Ngoài thịt, lông, da đà điểu cũng được thương lái thu mua với giá 1,2-1,5 triệu đồng/bộ.

 

Xem thêm
Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm