| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mô hình hiệu quả

Thứ Sáu 24/01/2014 , 09:41 (GMT+7)

Năm 2013, Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và VTNN tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn khuyến nông chuyển giao TBKT hiệu quả.

Năm 2013, Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và VTNN tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn khuyến nông chuyển giao TBKT, khảo nghiệm giống cây trồng, sử dụng phân bón thế hệ mới... hiệu quả.

Mô hình sử dụng giống lúa mới NPH 567, DT 69, H6, H7, TN68 sử dụng phân bón thế hệ mới nâng cao độ phì nhiêu của đất. Quy mô 6 ha, triển khai tại xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường; xã Kim Long, Tam Dương. Về ưu điểm, giống NPH 567, DT 69, H6, H7 có chất lượng gạo cao, thời gian sinh trưởng tương đương, ngắn hơn giống Khang dân 18. TN68 là giống có năng suất cao, chất lượng gạo trung bình, tương đương Khang dân 18. Năng suất lúa NPH 567 đạt 223,4 kg/sào, DT 69 đạt 217,2 kg/sào.


Cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận đất và VTNN Vĩnh Phúc nghiên cứu thử nghiệm giống cây trồng

Mô hình sử dụng giống ngô NMH 1242 sử dụng phân bón thế hệ mới. Quy mô 20 ha, triển khai tại xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch; xã Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường. Kết quả năng suất ngô đạt 224,8 kg/sào. Tăng so với đối chứng 168,9 kg/sào (33,1%). Ngô NMH 1242 chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp thấp, bộ lá đứng gọn, có thể trồng mật độ dày hơn so với các giống bình thường.

Mô hình trồng ớt giống mới Agun 99 (nhập từ Ấn Độ). Quy mô 1 ha, triển khai tại HTX nông nghiệp Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường. Ưu điểm giống ớt mới Agun 99 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng phân nhánh mạnh, chiều cao cây trung bình 113,3 cm. Năng suất đạt 267,3 kg/sào với thu nhập 5.346.000 đồng, trừ chi phí còn lãi 3.466.000 đ/sào.

Mô hình trồng giống ớt xuất khẩu Mỹ Nhân Vương. Quy mô 31,5 ha, trong đó triển khai tại 4 xã, thị trấn thuộc 3 huyện trong tỉnh (xã Đồng Ích, Triệu Đề (Lập Thạch); HTXNN Thổ Tang (Vĩnh Tường); thị trấn Hợp Hòa (Tam Dương) là 26 ha); Cty CP Stevia Ventures triển khai tại Nông trường Tam Đảo 5,5 ha.

Giống ớt này năng suất cao, khả năng phân cành lớn, trồng được mật độ dày hơn so với các giống bình thường, năng suất trung bình từ 8 - 10 tấn/ha. Đặc biệt tại thị trấn Hợp Hòa có hộ đạt năng suất cao nhất 1.250 kg/sào, tương đương 10.000.000 đ/sào; thấp nhất đạt 273 kg/sào, tương đương 2.184.000 đ/sào; tại thị trấn Thổ Tang hộ đạt 900 kg/sào, tương đương 7.200.000 đ/sào; thấp nhất đạt 180 kg/sào, tương đương 1.440.000 đ/sào.

Mô hình sử dụng phân bón Stevia cho cây cà chua, giống Bhagya, tăng chất lượng quả. Quy mô 1 ha, triển khai tại xã Định Trung, TP Vĩnh Yên. Đây là giống cà chua có năng suất cao, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, phân nhánh mạnh, khả năng kháng sâu xám, sâu đục quả tốt, ít nhiễm bệnh sương mai, xoăn lá, héo xanh vi khuẩn. Năng suất trung bình đạt 2.400 kg/sào, tăng so với đối chứng giống Savior từ 1,4%. Thu nhập đạt 14.376.000 đ/sào, trừ chi phí còn lãi 11.000.000 đ/sào.

Mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa trong SX lúa. Giống tham gia mô hình là VS1. Quy mô 1 ha triển khai tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường. Kết quả giảm chi phí, tăng hiệu quả SX.

Sử dụng giống hợp chuẩn hợp quy, phù hợp đặc điểm thổ nhưỡng và tiểu khí hậu của địa phương; bón phân hợp lý theo đặc tính đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, đồng thời áp dụng cơ giới hóa trong SX lúa. Sử dụng máy cấy tạo mật độ đồng đều, cây lúa nhận đầy đủ ánh sáng, dinh dưỡng đã tăng tổng số bông/m2 từ 275 bông lên 315 bông, năng suất tăng trung bình 20%. Ngoài ra, do mật độ đồng đều giảm thiểu sâu bệnh hại.

Mô hình sử dụng phân bón thế hệ mới Stevia nâng cao độ phì nhiêu của đất đối với các giống lúa mới H6, DT68, TN68, TN68-6, TN68-11, TN68-14, Hương ưu 98. Quy mô 2 ha, triển khai tại xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên. Kết quả thu hoạch, năng suất trung bình của DT68 đạt 170 kg/sào, TN68-6 đạt 180 kg/sào, TN68-11 đạt 145 kg/sào, TN68-14 đạt 163 kg/sào, H6 đạt 80 kg/sào.

Mô hình khảo nghiệm các giống ngô mới phối hợp với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia. Quy mô 360 m2, giống tham gia mô hình là 6x54, 4x54, T8, 10x54, DK 9901, 8x54. Địa điểm triển khai tại xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên. Cây ngô trong mô hình sinh trưởng và phát triển tốt, không nhiễm sâu, bệnh. Đang trong giai đoạn chín sữa.

Ngoài ra, trung tâm còn triển khai các mô hình SX hàng hóa như trồng giống Bí đỏ F1-868, bí xanh HN999, cà chua ghép trên gốc cà tím: đăng ký 35ha triển khai ở Liên Châu, Yên Lạc; Hợp Hòa, Tam Dương; Thổ Tang, Vĩnh Tường, dưa chuột VL106, ớt Redchili F1. Ứng dụng thiết bị di động nghiền rơm rạ ủ thành phân bón hữu cơ tại đồng ruộng cung cấp nguồn phân hữu cơ tại chỗ cho cây trồng...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm