| Hotline: 0983.970.780

Nhiều người phẫn nộ vì bún bẩn

Thứ Sáu 07/10/2011 , 10:52 (GMT+7)

Loạt "Kinh hoàng bún bẩn" (NNVN từ số 197 - 199) đã gây "sốc" đối với nhiều bạn đọc.

Loạt "Kinh hoàng bún bẩn" (NNVN từ số 197 - 199) đã gây "sốc" đối với nhiều bạn đọc. Chúng tôi xin đăng tải một số ý kiến của bạn đọc và cơ quan chức năng về vấn đề này. 

>> Tôi đi mua hóa chất làm bún
>> Thọ giáo tuyệt chiêu làm bún không thiu
>> Kinh hoàng bún bẩn

Anh Lê Minh Đại, ấp Nội Hoá, xã Hoá An, TP. Biên Hoà (Đồng Nai): Họ ở đâu?

Đọc xong loạt bài “Kinh hoàng bún bẩn”, chúng tôi cũng bị rùng mình theo tác giả vì không biết lâu nay mình có ăn phải bún của các lò sản xuất “chui” và mất vệ sinh như báo phản ánh hay không. Hàng ngày, mỗi buổi sáng gia đình tôi thường dùng điểm tâm bằng bún mọc, bún bò, bún chân giò…Thế nhưng, kể từ khi báo khởi đăng loạt bài thì chúng tôi đã không dùng bún nữa dù rất thèm.

Điều tôi thấy lạ là hiện nay việc quản lý về vấn đề sản xuất kinh doanh bún có rất nhiều cơ quan. Cụ thể, tại địa phương thì có tổ dân phố, UBND phường, xã. Trên huyện thì có quản lý thị trường, thanh tra y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm… Ngoài ra, việc “để ý” đến các lò bún còn có công an khu vực. Thế nhưng không hiểu các cơ quan này vô tình hay “có vấn đề gì” mà các lò bún “chui” sản xuất rầm rộ thế mà không biết thì quả là lạ.

Chị Hoàng Thuý Quỳnh (KP 1, Phường Tân Mai, TP. Biên Hoà): Vào cuộc ngay!

Là một người nội trợ lâu nay tôi hay làm món vịt nấu măng ăn với bún. Thế nhưng sau khi đọc trên NNVN loạt bài bún bẩn, tôi bị sốc. Không ngờ vì lợi nhuận mà người ta bất chấp tất cả kể cả việc dùng hoá chất độc hại, quá “đát” thì thật không còn gì để nói. Kinh doanh, làm bún kiểu này chẳng khác nào “sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi”. Bây giờ tôi có làm món “vịt nấu măng” không biết phải ăn với gì nữa.

Qua vụ việc mà báo phanh phui, người tiêu dùng chúng tôi đề nghị cơ quan quản lý thị trường cần vào cuộc kiểm tra ngay việc sản xuất, kinh doanh, phân phối bún của các cơ sở. Ngoài ra, theo tôi được biết, pháp luật phạt rất nặng các loại hoá chất cấm, quá đát, hoặc vi phạm về nhãn mác. Do đó, chỉ có làm thật nghiêm, kiểm tra thường xuyên và phạt thật nặng các cơ sở thì người tiêu dùng mới được nhờ.

Ông Nguyễn Lê Thảo, Tổ 4, Phường Phú Hoà, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương: Triệt tận gốc

Tôi đọc khá kỹ loạt bài “Kinh hoàng bún bẩn”. Nói thật đọc xong thấy gai hết người. Trước tiên với tư cách là một người tiêu dùng tôi rất hoan nghênh báo đã có loạt phóng sự công phu về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đánh động các ngành chức năng về một thực trạng nhức nhối của nghề làm bún. Thực tế cho thấy, bún là món ăn hàng ngày của cả triệu người dân. Tuy nhiên, nếu hàng ngày cứ nhét vào bao tử “bún kèm hoá chất” thì hậu quả thật kinh khủng.

Ăn một lần hai lần có thể không bị sao do hàm lượng độc tố, hoá chất chưa đủ gây ngộ độc, hệ luỵ. Nhưng về lâu về dài, nó sẽ gây hậu hoạ cho nhiều thế hệ bởi bún thì từ trẻ nhỏ đến người lớn đều phải dùng. Tôi để ý, hiện nay ở các bệnh viện ung bướu ngày càng quá tải bệnh nhân, không biết trong số bệnh nhân ấy có bao nhiêu người do ăn bún? Do đó, tôi đề nghị cơ quan chức năng cần mạnh tay triệt tận gốc nạn bún tẩm hoá chất!

Chị Nguyễn Thị Ngọc, cán bộ ngành y tế, Đồng NaiKhông thể chấp nhận

Thông thường, do người tiêu dùng không thể nhận biết đâu là “bún sạch” hay “bún bẩn” nên chỉ quan tâm là quán ăn nào bán bún ngon hay không để tìm ăn. Do đó, toàn bộ việc kiểm tra, quản lý chất lượng bún đang được giao hết cho các cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành. Vì chỉ có những cơ quan chuyên ngành mới có khả năng phân tích kiểm định được chất lượng. Chính vì thế, việc một số cơ sở sản xuất bún có cho hoá chất vào thì trách nhiệm thuộc về các đơn vị được phân công quản lý trực tiếp.

 Là cán bộ trong ngành y tế, tôi cho rằng việc bỏ hoá chất vào làm bún là không thể chấp nhận được. Thế nhưng, lâu nay tôi vẫn nghe dư luận nói có chuyện bỏ hoá chất vào bún và một số loại thực phẩm khác nhưng sau khi đọc trên NNVN thì thấy khiếp quá. Vì lợi nhuận đã làm cho một số người làm bún, người bán hoá chất mờ mắt mà quên đi những hậu hoạ khó lường có thể xảy ra đối với những người sử dụng. 

 Ông Đinh Gia Hiến, Chánh thanh tra Chi cục ATVSTP (Sở Y tế, Đồng Nai): Có nghe nhưng chưa... thấy

Việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bún hiện nay đã được phân cấp rõ ràng. Theo đó, những lò bún lớn, thì Chi cục VSATTP quản lý, kiểm tra, còn những lò bún vừa vừa thì UBND huyện quản lý, còn các lò bún nhỏ thì do cấp xã quản lý. Thực tế chúng tôi cũng từng nghe việc làm bún là có cho một số loại hoá chất vào, tuy nhiên qua những lần kiểm tra và các kết quả từ huyện báo cáo thì lại…không thấy có.  

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.