| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nơi bị cô lập, Thanh Hóa di dời khẩn cấp dân đến nơi an toàn

Thứ Hai 17/07/2017 , 11:51 (GMT+7)

Sau khi cơn bão số 2 đổ bộ vào tỉnh Thanh Hóa, một số khu vực miền núi đã bị chia cắt, nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp.

Nhà dân ở huyện Lang Chánh bị sập

Theo thông tin từ huyện Lang Chánh, trên địa bàn mưa rất to, lượng mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước tại các sông, suối dâng cao. Trước tình hình trên, sáng ngày 17/7, huyện đã tổ chức sơ tán khẩn cấp 44 hộ dân tại Bản Trải 2, thị trấn Lang Chánh. Ngoài ra, nhiều hộ dân khác ở các xã Tam Văn, Đồng Lương, Quang Hiến cũng phải di dời khẩn trương.

Ghi nhận thực tế, toàn bộ các tuyến đường giao thông từ thị trấn đến trung tâm các xã  cơ bản đều bị cô lập. Nước chảy xiết khiến phương tiện giao thông không qua lại được, hiện mực nước ở các sông suối đang dâng nhanh, đặc biệt là sông Âm, sông Cảy.

Tại xã Trí Nang có 2 nhà dân bị đất, đá sạt lở gây sập nhà và thiệt hại về vật nuôi; xã Tân Phúc có 1 hộ bị tốc mái nhà; Trường Tiểu học Giao An bị lốc mái 4 phòng học với diện tích 280 m2. Mưa lũ cũng khiến hàng trăm ha hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và lũ cuốn trôi.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lang Chánh cho biết, trước diễn biến phức tạp của mưa bão, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện và các xã, thị trấn đã huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện túc trực và trực tiếp ra quân hỗ trợ nhân dân di rời nhà cửa, chằng chống mái nhà, cắt cử lực lượng canh gác ở các tuyến đường, tràn để hướng dẫn giao thông qua lại, đảm bảo an toàn.


Mực nước dâng cao khiến nhiều địa phương ở huyện Lang Chánh bị cô lập

Tại huyện miền núi Quan Sơn, địa phương đã chỉ đạo cán bộ trực tiếp xuống các địa bàn nắm tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó với những diễn biến sau bão. Lúc này lượng mưa ở đây chưa lớn, tuy nhiên nước sông Lò và sông Luồng đang dâng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nếu lượng mưa không giảm, lại kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về thì nhiều khả năng sẽ dễ dẫn đến lũ ống, lũ quét và ngập lụt.

Ở một diễn biến khác, vào khoảng 2h sáng ngày 17/7, một số người dân xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa đã phát hiện một chiếc xà lan dài khoảng 30m, rộng chừng 10m trôi tự do vào bờ. Đến khoảng 5h cùng ngày, bà con lại phát hiện thêm chiếc sà lan thứ 2 có hình dạng giống như chiếc sà lan ban đầu đang bị sóng biển đánh trôi dạt vào bờ.

Quan sát tại hiện trường cho thấy, cả 2 chiếc sà lan được làm bằng vỏ thép, trên xà lan có hệ thống máy và cần cẩu dài cùng nhiều vật dụng sinh hoạt.

Sự việc được người dân báo cáo lên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, lực lượng bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường tìm hiểu nguyên nhân.

Theo nhận định, rất có thể hai chiếc sà lan này đang thực hiện thi công hạng mục công trình trên biển, quá trình neo đậu thì bị đứt dây rồi trôi dạt khi bão số 2 đổ bộ vào.


Rạng sáng 17/7, người dân tại huyện Hoằng Hóa phát hiện 2 chiếc xà lan bị trôi dạt vào bờ

Hiện lực lượng chức năng đang xác định chủ nhân của 2 chiếc sà lan nói trên.

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chìm tàu kéo sà lan, 3 người chết, 2 người mất tích

Quảng Ngãi Tàu kéo theo sà lan bất ngờ bị chìm trên vùng biển gần đảo Lý Sơn. Lực lượng chức năng đã vớt được 3 thi thể, 2 thuyền viên còn lại đang mất tích.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.