| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nơi ở Thái Bình mất mùa, nông dân điêu đứng!

Thứ Hai 06/11/2017 , 09:24 (GMT+7)

Vụ mùa vừa qua, nông dân miền Bắc đối mặt với quá nhiều khó khăn: đầu vụ mưa lụt, cấy đi cấy lại, cuối vụ dịch bệnh cộng với mưa lớn nhiều nơi. Chưa gặt, nhiều tỉnh ĐBSH đã lo ngay ngáy mất mùa. Nhưng con số thống kê các địa phương, rồi cả Trung ương đưa ra thì ngược lại... 

Vậy nên đánh giá thế nào về vụ mùa vừa qua? PV NNVN đã về các vùng quê để làm rõ vấn đề! 

Chúng tôi về Kiến Xương, một trong 3 huyện của tỉnh Thái Bình vừa mất mùa lúa do nhiễm bệnh lùn sọc đen và mưa ngập gây ra. Cảnh tượng miền quê trở nên ảm đạm, nhiều lời thở than. Nhiều xã, lúa mất trắng, giá gạo lại tăng mạnh, đẩy nông dân vào tình cảnh điêu đứng.
 

3 sào ruộng= 30kg thóc

Với “Quê hương 5 tấn” Thái Bình, cây lúa quyết định đến thu nhập của đại bộ phận người dân nông thôn. Thế nên, nhắc đến hai chữ “mất mùa”, ông Nguyễn Công Triều, Chủ tịch UBND xã Quang Hưng (huyện Kiến Xương) ngán ngẩm: “100% diện tích lúa mùa 2017 (264ha) của xã bị thiệt hại nặng do bệnh lùn sọc đen và mưa ngập. Trong đó, hơn 60ha mất trắng, nhiều hộ cấy 3 sào ruộng, thu được 30kg thóc. Năng suất lúa bình quân trên địa bàn toàn xã chỉ đạt 10 tạ/ha (tương đương 35kg thóc/sào)”.

Chủ tịch UBND xã Quang Hưng (bìa phải) cho biết: Cả xã năm nay thất thu lúa mùa

Sản lượng lúa sụt giảm thê thảm đã rõ. Nhưng theo ông Triều, nguy hiểm hơn là chất lượng hạt gạo rất kém. Năm nay mưa ngập kéo dài vào thời điểm lúa chuẩn bị cho thu hoạch, lúa bị mộng (nẩy mầm) ngay trên cây, một tỷ lệ lớn không thể sử dụng cho người ăn.

“Nhiều nhà thu lúa về phải dùng sàng để tách mộng (mầm) cho gà, còn lại xay xát cho lợn ăn. Nhiều nông dân gọi người đến gặt lúa, được bao nhiêu thóc cho hết. Nhưng chủ máy gặt cũng chẳng nghe vì tiền bán thóc không đủ tiền dầu vận hành máy”, bà Lê Thị Huệ, GĐ HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Quang Hưng, chia sẻ.

Bà cho biết thêm, thời điểm hiện tại, giá lúa tăng chóng mặt, có hộ dân đã phải bỏ ra 1,1 triệu đồng để mua 1 tạ lúa Bắc thơm số 7 nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá thóc tăng khoảng 3.000 đồng/kg)

Ông Ngô Văn Trướng, nông dân thôn Hữu Tiệm, xã Quang Hưng than thở: “Tôi cấy tất cả 5 sào lúa, đầu tư hết 4 triệu đồng nhưng chỉ thu về 60 kg thóc, số tiền đó không đủ tiền thuê máy gặt. Ở đây hầu như nông dân gặp cảnh như tôi”.

Trước tình trạng nông dân đang rất khó khăn, UBND và HTX Quang Hưng đã họp bàn và thống nhất miễn toàn bộ thuế, phí dịch vụ nông nghiệp cho nông dân (khoảng 142 triệu đồng), trích quỹ dự phòng của địa phương để bù đắp. Tránh tình trạng người trồng lúa rơi vào cảnh 1 cổ 3 tròng.
 

Nông dân quá thảm

Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Kiến Xương, cho rằng, vụ lúa mùa năm nay quá thảm hại. Vụ này, toàn huyện gieo cấy 11.000ha lúa thì có tới hơn 6.800ha bị thiệt hại vì nhiễm bệnh lùn sọc đen, trong đó 2.571ha mất trắng (thiệt hại năng suất trên 70%), gần 3.000ha thiệt hại từ 30 -70% và hơn 900ha thiệt hại dưới 30%.

Không những thế, mưa và ảnh hưởng của cơn bão số 10 đã khiến nhiều diện tích lúa bị đổ, cây lúa mộng ngay trên cây. “Nếu thống kê về năng suất, sản lượng thì vẫn có cân, có lạng, nhưng hạt gạo đó người không ăn được, chỉ dùng cho chăn nuôi”, bà Mai nói.

15-08-58_thibinh_4
Một thửa ruộng ở Kiến Xương bị nhiễm lùn sọc đen thời điểm trước khi thu hoạch

Báo cáo mới nhất của UBND huyện Kiến Xương (ngày 30/10/2017) cho thấy, nhiều xã gần như có toàn bộ diện tích lúa thiệt hại do bệnh lùn sọc đen, điển hình là xã Vũ Công (319/319ha nhiễm lùn sọc đen, trong đó 234ha mất trắng (thiệt hại giảm năng suất trên 70%), 80ha giảm năng suất 30 – 70%, 5ha thiệt hại dưới 30%). Xã Minh Tân có 100% diện tích thiệt hại giảm năng suất (trong đó 280ha mất trắng và 93ha giảm năng suất 30 – 70%).

Tại xã Bình Định, có tới 398ha trong tổng số 511 ha gieo cấy lúa của địa phương nhiễm lùn sọc đen, trong đó diện tích mất trắng là hơn 150 ha, diện tích bị giảm năng suất 30 – 70% là 222ha. Tại xã Trà Giang, có 237ha trong tổng số 407ha bị mất trắng; xã Lê Lợi có 338 trong tổng số 409ha bị thiệt hại giảm năng suất, trong đó 250ha mất trắng...

Bà Nguyễn Thị Mai cho biết: "Ngay sau khi nhận được số liệu thiệt hại lúa mùa của các địa phương do nhiễm bệnh lùn sọc đen, chúng tôi rất lo ngại và ngay lập tức tổ chức đoàn công tác xuống tận nơi để đánh giá năng suất, nhưng không giảm được chút nào vì thiệt hại của nông dân là quá nặng”.

Ngoài Kiến Xương, theo khảo sát của các địa phương, nhiều xã thuộc hai huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ cũng bị mất mùa rất nặng do bệnh lùn sọc đen và mưa, ngập gây ra.

Báo Thái Bình số ra ngày 20/10/2017 thông tin: "Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tổng diện tích thiệt hại do bệnh lùn sọc đen gây ra là 14.080ha, trong đó diện tích thiệt hại từ 30 - 70% là 7.588ha, diện tích thiệt hại trên 70% là 6.492ha".

Còn theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Bình về thiệt hại do ảnh hưởng của mưa, ngập trên địa bàn tỉnh Thái Bình, phần thiệt hại về nông nghiệp nêu rõ: Tổng diện tích lúa bị thiệt hại 47.583ha, ước giá trị thiệt hại là 495 tỷ đồng. Trong đó, diện tích thiệt hại hoàn toàn  (trên 70%) là hơn 15.815ha, thiệt hại rất nặng (từ 50% - 70%) khoảng 16.700ha; thiệt hại nặng (từ 30 - 50%) khoảng 5.850ha; thiệt hại một phần (dưới 30%) khoảng 9.200ha.

Như vậy, diện tích lúa bị thiệt hại do nhiễm lùn sọc đen và thiệt hại do mưa, ngập gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã lên tới hơn 60.000ha (chiếm khoảng 75% tổng diện tích gieo cấy lúa mùa trên địa bàn toàn tỉnh). Như vậy, bài toán đặt ra là, tỉnh Thái Bình sẽ công bố báo cáo năng suất, sản lượng lúa trong vụ mùa 2017 ra sao trước những dữ liệu thông tin này?

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm