| Hotline: 0983.970.780

Nhiều 'ông lớn' đầu tư nuôi gà

Thứ Năm 30/05/2019 , 10:10 (GMT+7)

Hàng loạt các "ông lớn" đang đầu tư nuôi gà trong bối cảnh chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó TGĐ Cty De Heus Việt Nam: Khó khăn về chăn nuôi heo hiện nay là cơ hội cho ngành chăn nuôi gia cầm phát triển. Hiện Cty De Heus Việt Nam đã đặt mục tiêu từ năm 2019 đến 2024, sẽ tăng đàn gia cầm của Cty từ 18 lên 38 triệu con gà thịt/năm và khoảng 2 triệu gà đẻ/năm.

10-14-45_571e0f63ee8b0d3ff
Nguồn cung thịt gà trong nước dự báo sẽ tăng rất mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Trung Hiếu.

Hiện tại, ở vùng Đông Nam Bộ, Cty này đang liên kết với hơn 10 trang trại gia cầm có quy mô từ lớn từ 80 nghìn đến 400 nghìn con gà thịt/năm, cùng 7 NM giết mổ, sẵn sàng đẩy mạnh cung ứng thịt gà cho thị trường trọng điểm tại TP.HCM và một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai...

Trong khi đó, ông Đặng Hữu Phách, GĐ Cty Gia cầm – Cty Cổ phần Nông sản Phú Gia (Thanh Hóa) cho biết: Với sự bắt tay hợp tác cùng 2 tập đoàn lớn của Hungary là Tập đoàn Thức ăn chăn nuôi Vitafort và Tập đoàn Master Good, hiện nay, ngoài mảng SX thức ăn chăn nuôi và gà giống, gà thương phẩm và chế biến, Cty đang hướng đến chiến lược xây dựng NM giết mổ ở Quảng Bình.

Với mảng chăn nuôi gà thịt, đến nay, Cty đã đưa vào vận hành trại gà giống quy mô 60 nghìn con giai đoạn 1 và đã có kế hoạch cho giai đoạn 2 vào 2020-2022 sẽ hoàn thành việc nâng cấp lên mức 120 nghìn con gà giống, qua đó cho ra khoảng 8 triệu gà thịt/năm cho quy mô nuôi hiện tại, và 16 triệu gà thịt/năm cho tương lai sau 2020. Bên cạnh đó, Cty đã đưa vào vận hành hệ thống trang trại gà thịt thương phẩm với công nghệ hiện đại với quy mô 6 dãy chuồng tại tỉnh Thanh Hóa, công suất mỗi chuồng 25-26 nghìn con, đáp ứng cơ bản cho nhu cầu giết mổ của Cty. 

Mục tiêu của Cty Gia cầm – Cty Cổ phần Nông sản Phú Gia trong thời gian tới, đó là đưa vào chuỗi chăn nuôi gia cầm khép kín từ khâu SX thức ăn, SX con giống, tổ chức nuôi và giết mổ, phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và phù hợp với hệ thống quản lí nhằm truy xuất nguồn gốc. Hiện, NM chế biến thịt gà xây dựng tại Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đang trong giai đoạn nước rút hoàn thành, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 10/2019. Dòng sản phẩm chế biến dự kiến gồm cả gà nguyên con và gà phi-lê, đáp ứng cả nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới XK.

Cty cũng đang xúc tiến việc thu hút các đơn vị, DN, cơ sở chăn nuôi liên kết đầu tư chăn nuôi gia cầm, với tiêu chí các đơn vị liên kết đầu tư phải có tiềm lực, đầu tư SX theo quy trình công nghệ cao.

Một “ông lớn” khác về chăn nuôi, đó là Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (Cty C.P) cũng đang khởi động việc đầu tư với quy mô khổng lồ chương trình xây dựng chuỗi SX thịt gà an toàn dịch bệnh hướng tới XK giai đoạn 2019-2020 tại tỉnh Bình Phước. Theo đó, chuỗi sản phẩm thịt gà sẽ được đầu tư hoàn toàn khép kín, đáp ứng yêu cầu về an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức dịch tể thế giới (OIE). Dự án hợp tác xây dựng chuỗi thịt gà an toàn dịch bệnh được triển khai trên quy mô lớn tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước gồm huyện Chơn Thành, TX Bình Long, huyện Hớn Quản, Đồng Phú và TP Đồng Xoài.

Bên cạnh chiến lược đẩy mạnh cung cấp thịt gà tại thị trường Việt Nam, Cty C.P cũng hướng tới đáp ứng yêu cầu của quốc tế để XK thịt gà. Dự án có vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu USD, với công suất đạt 50 triệu con gia cầm/năm. Đây là dự án được xây dựng mới 100% bằng chuỗi khép kín về sản xuất gà sạch.

Cty C.P đã triển khai xây dựng ba NM tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước đặt tại huyện Chơn Thành. Các NM gồm: NM chế biến thức ăn; NM ấp con giống và NM giết mổ - chế biến sản phẩm đang gấp rút hoàn thành. Các hệ thống chăn nuôi con giống đến trang trại nuôi gà thịt đều áp dụng công nghệ 4.0. Dự kiến đến tháng 4 năm 2020, dòng sản phẩm thịt gà sạch an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm sẽ bán ra thị trường trong nước và phục vụ XK sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore...

Ngoài ra, dự án liên kết trên còn tạo cơ hội việc làm cho hơn 3.000 lao động trực tiếp. Bên cạnh đó, nông dân có đủ điều kiện chăn nuôi tham gia vào chuỗi dự án cũng hưởng lợi rất lớn. Còn người dân chăn nuôi nhỏ lẻ nằm trong vùng đệm an toàn dịch bệnh cũng hưởng lợi từ chính sách tiêm chủng phòng ngừa dịch bệnh trong bán kính hơn 10km.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm