| Hotline: 0983.970.780

Xét xử giai đoạn 2 đại án Phạm Công Danh và đồng phạm:

Nhiều quan chức ngân hàng bị điều tra công khai tại tòa

Thứ Hai 08/01/2018 , 14:01 (GMT+7)

Sáng 8/1, TAND TP.HCM bắt đầu ngày thứ nhất phiên toà xét xử Phạm Công Danh, và 45 đồng phạm. Phiên toà do Chánh tòa hình sự TAND TP.HCM Phạm Lương Toản làm chủ tọa cùng thẩm phán Huỳnh Thị Việt Tiên. 

Hai thẩm phán dự khuyết là ông Nguyễn Văn Hà và bà Quách Thanh Bình. Đại diện VKS tham gia phiên tòa là ông Trần Quỳnh Lan và bà Nguyễn Việt Liên.
 

Những vị "tai to" nào "được" mời?

Vụ án Phạm Công Danh giai đoạn hai bị truy tố xét xử tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Phạm Công Danh và 45 đồng phạm ra tòa lần này liên quan đến hàng loạt ngân hàng, gồm: Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPbank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Trong 46 bị cáo, có bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank) và bị cáo Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank). Đây là vụ án thứ 3 Phạm Công Danh phải hầu tòa. Trước đó, Phạm Công Danh đang chấp hành bản án tổng hợp 30 năm tù trong vụ án giai đoạn 1 (gây thất thoát hơn 9000 tỉ đồng cho VNCB) và ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

13-48-50_nh_1
13-48-50_nh_3
2 bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê tại toà sáng 8/1/2018

Trong số các bị cáo hầu toà giai đoạn 2, nhiều bị cáo là cán bộ chủ chốt của 4 ngân hàng có liên quan trong vụ án như Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT, nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn); Trầm Bê (nguyên phó chủ tịch thường trực HĐQT, chủ tịch HĐTD Sacombank); Phan Huy Khang (nguyên tổng giám đốc Sacombank); Đặng Thị Bích Thủy (nguyên giám đốc trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng TPBank). Ngoài ra, có hàng loạt “giám đốc” là lái xe, nhân viên bảo vệ, nhân viên tạp vụ…tại các công ty do Phạm Công Danh thành lập cũng phải hầu tòa về tội cố ý làm trái.

Trong số hơn 200 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người làm chứng đã được TAND TP. HCM triệu tập đến tòa để tham gia tố tụng, có 8 thành viên của Đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước.

Hàng loạt “đại gia” có liên quan cũng đã được triệu tập đến tòa như bà Hứa Thị Phấn (cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín); ông Trần Quý Thanh (TGĐ tập đoàn Tân Hiệp Phát); bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh); ông Trần Bắc Hà (nguyên trưởng Phân Ban rủi ro tín dụng đầu tư thuộc Ủy Ban quản lý rủi ro ngân hàng BIDV).

13-48-50_nh_5
13-48-50_nh_6
13-48-50_nh_7
Các bị cáo khác được dẫn giải đến toà sáng 8/1

Ngoài ra, trong vụ án này có 140 người có liên quan đến hành vi phạm tội của Phạm Công Danh và các đồng phạm nhưng không cấu thành tội phạm. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị xử phạt hành chính và xử lý kỷ luật các cá nhân này thật nghiêm khắc.
 

Nhiều "đại gia" bị điều tra tại tòa

Theo yêu cầu của Viện KSND tối cao, trong quá trình xét xử vụ án, sẽ có 140 người liên quan đến hành vi phạm tội của Danh và các đồng phạm bị HĐXX sẽ điều tra công khai tại phiên tòa. Theo đó, từ tài liệu chứng cứ đã thu thập được, cơ quan điều tra đánh giá hành vi của những người này là không cấu thành tội phạm và đề nghị cơ quan quản lý tiến hành xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Tuy nhiên, để bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ, không oan sai, tránh bỏ lọt tội phạm, HĐXX sẽ tiếp tục thẩm vấn, nếu có căn cứ thì tiếp tục tục xử lý.

Trong 140 người liên quan, ở Sacombank có các ông Phan Đình Tuệ, Đào Nguyên Vũ (Phó tổng giám đốc); các lãnh đạo TPBank...; liên quan đến BIDV có ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV), các Phó tổng giám đốc Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang... và một số lãnh đạo BIDV chi nhánh Gia Định, chi nhánh Bến Thành, chi nhánh Nam Sài Gòn, chi nhánh Sở Giao dịch 2.

Phạm Công Danh bên trong phiên toà

Có 200 người được tòa triệu tập với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan và nhân chứng, 76 luật sư tham gia bào chữa tại toà. Riêng bị cáo Phạm Công Danh có 7 luật sư bào chữa, trong đó có luật sư Phan Trung Hoài, luật sư Hà Hải. Bị cáo Trầm Bê có 2 luật sư bào chữa là luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, Phạm Ngọc Trung. Do phòng xử án không đủ diên tích nên phóng viên các cơ quan báo chí đến đưa tin chỉ được tác nghiệp vòng ngoài chứ không được vào bên trong phòng xử án.

Dự kiến, phiên tòa kéo dài đến ngày 9/2/2018.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm