| Hotline: 0983.970.780

Nhiều quốc gia thụ động ứng phó với hạn hán

Thứ Năm 08/05/2014 , 10:13 (GMT+7)

Hầu như tất cả các nước đều mới chỉ có chiến lược ứng phó khẩn cấp và phục hồi để điều tiết hoạt động ứng phó thiên tai sau khi hạn hán đã gây ra hậu quả.

Ngày 6/5, tại Hà Nội, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Ban thư ký Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học (CBD) và Chương trình Phát triển Năng lượng của Chương trình Nước LHQ (DPC), hợp tác với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (VAWR) và Viện Phát triển và Hợp tác Thủy lợi Việt Nam (IWDP) đã tổ chức hội thảo khu vực về Phát triển Năng lực hỗ trợ chính sách quản lý hạn hán tại châu Á.

Tại hội thảo, FAO nhấn mạnh những tác động của hạn hán, rằng, hạn hán có thể gây ra những tác động sâu rộng nhất mà các thảm họa thiên nhiên có thể gây ra.

Thảm họa thiên nhiên tác động sâu sắc đến tình hình an ninh lương thực, bình ổn xã hội, môi trường, và nền kinh tế nói chung của mọi quốc gia trên thế giới. Hạn hán khiến thu nhập bị thất thoát do tác động đến một số ngành nghề.

Giá sản phẩm lương thực tăng do nguồn cung giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những tầng lớp nghèo nhất, dễ bị thương tổn nhất trong xã hội. Sản xuất lương thực sụt giảm khiến nhập khẩu tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, hậu quả thường là gia tăng áp lực tài chính lên ngân sách của các quốc gia.

Hạn hán là hiện tượng khí hậu thông thường trên toàn cầu, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Như lịch sử ghi lại, khu vực này đã chung sống với hạn hán từ thuở xa xưa.

Một số tiểu vùng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã từng và hiện vẫn tiếp tục là những vùng dễ bị hạn hán, và điều này là bình thường.

Cả khu vực cũng dễ bị thương tổn bởi hạn hán như đã được chứng minh bằng những tác động mạnh mẽ mà hạn hán gây ra, nhưng điều này không bình thường vì hiện nay đã có bằng chứng cho thấy có thể giảm thiểu những tác động này bằng cách chấp nhận và thực hiện các chính sách quản lý hạn hán dựa trên nguy cơ.

Cho đến gần đây, hầu như tất cả các nước trong khu vực đều mới chỉ có chiến lược ứng phó khẩn cấp và phục hồi để điều tiết hoạt động ứng phó thiên tai sau khi hạn hán đã gây ra hậu quả.

Tuy nhiên, những hành động ứng phó thụ động như vậy thường cho thấy không hiệu quả, ngoài ra còn làm tăng khả năng dễ bị hạn hán tiếp theo.

Chỉ có rất ít quốc gia đã xây dựng và đưa vào thực hiện các chính sách quản lý hạn hán quốc gia dựa trên nguy cơ. Sẽ rất có lợi nếu các quốc gia chuyển hướng từ những cách tiếp cận thụ động, dựa trên khủng hoảng, sang một cách tiếp cận chủ động hơn, dựa trên nguy cơ, cho việc quản lý hạn hán.

Gần đây, nhiều quốc gia châu Á đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc giảm nhẹ tác động của hạn hán. Kinh nghiệm chống hạn trước đây cho thấy: thứ nhất, cần phải có chính sách quốc gia về hạn hán và, thứ hai: cần phải có sự hợp nhất, thông qua sự hợp tác mạnh mẽ, giữa các ngành nghề có liên quan đến hạn hán, cụ thể là ngành nước, nông nghiệp, khí tượng, môi trường, và các ngành khác khi thích hợp.

Hội thảo cũng là diễn đàn trao đổi nhằm xúc tiến chuẩn bị sẵn sàng chủ động ứng phó với hạn hán, xem đây là biện pháp giảm thiểu tác động của hạn hán, và xây dựng năng lực cho các nước tham gia để xây dựng và đưa vào thực hiện các chiến lược quản lý nguy cơ hạn hán quốc gia.

Mục tiêu bao trùm là tạo dựng một môi trường thuận lợi cho việc  xây dựng khả năng phục hồi của xã hội khi hạn hán xảy ra.

Điều này có nghĩa là xây dựng năng lực cho mọi tầng lớp trong toàn xã hội, bao gồm các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật viên và những người hỗ trợ, nông dân và những người thực hành khác, như ngư dân, người khai thác rừng, người chăn nuôi..., cũng như các cộng đồng và công dân bình thường, để họ có thể đương đầu với các tác động của hạn hán.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất