Thứ tư, 27/03/2024 | 13:59 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 09:36, 25/04/2018

Nhiều startup bị 'sập bẫy' công nghệ cao của VINACA

Những năm qua, Cty TNHH VINACA đã vẽ ra nhiều dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, sau đó thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của những startup mang giấc mơ khởi nghiệp.

Đặc biệt, sau khi bị startup phát hiện và kéo đến đòi nợ, đối tượng đã giở giọng thách thức, đe dọa người bị hại...
 

Bỏ vốn đối ứng là thành tỷ phú

Bằng cách vẽ ra các dự án có thể đem về tiền tỷ cùng nhà lầu, xe hơi, Cty TNHH Vinaca đã thu hút sự quan tâm của nhiều người tham gia. Đỉnh cao nhất là gói “khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao” như trồng tre nuôi bò, trồng tre làm thuốc ung thư vàng nano sinh học; trồng tre làm gạo; trồng tre nấu rượu; trồng củ chuối lấy nghệ’; nuôi lợn thịt sạch....

12-53-33_vnc-6
Chi nhánh của Vinaca tại Phú Thọ

Vinaca hứa cấp vốn lên đến hàng tỷ đồng, cấp công nghệ và bao tiêu sản phẩm để thực hiện dự án, thậm chí hứa bao luôn cả mức lợi nhuận 10%/tháng. Nhưng điều kiện tiên quyết để tham gia là phải có vốn đối ứng. Người tham gia phải ký quỹ đặt cọc từ 10 triệu đến 500 triệu đồng, tùy theo từng gói. “Bỏ vốn đối ứng xong, coi như là thành tỉ phú” – theo như lời quảng cáo.

Thế nhưng, tìm gặp những người đã từng góp vốn vào Cty TNHH Vinaca để ôm mộng làm giàu, niềm vui chẳng thấy, thứ còn lại chỉ là nỗi cay đắng, ân hận vì đã lỡ mang niềm tin mù quáng.
 

Các bị hại viết đơn tố cáo

Ngày 2/1/2018, chị P.T.H (sinh năm 1978), trú tại xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã viết đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Vinaca. Trong đơn, chị H cho biết, chị khao khát làm 1 trang trại sạch nhưng không có tiền đầu tư. Khi vào mạng xem các dự án đầu tư, chị biết đến Cty Vinaca do anh Nguyễn Xuân Thu làm lãnh đạo. Được nghe anh Thu thuyết trình về các dự án, chị H mừng rỡ và mời anh Thu lên thăm.

Qua một thời gian trao đổi, chị H được anh Thu cho làm dự án “Nuôi lợn thịt sạch Vinaca” với số vốn 5 tỷ đồng do Cty đầu tư vốn và công nghệ. Nhưng để có được dự án, chị phải nộp cho Cty số tiền là 100 triệu đồng. Sau 40 ngày thì dự án sẽ được giải ngân và đi vào hoạt động.

Dù không có tiền, nhưng chị H đã đi vay 100 triệu đồng với lãi suất 4.000 đồng/triệu/ngày (tương đương mỗi tháng phải trả cho chủ nợ 12 triệu). Sau đó chị thuê một trang trại đẹp và rộng, có thể nuôi được 3.000 con lợn/lứa. Tuy nhiên, chị H cho biết: “Sau 40 ngày, vốn dự án không được giải ngân, anh Thu lại bảo tôi nộp thêm 200 triệu nữa mới đủ và hẹn tôi tiếp 30 ngày nữa. Tôi lại đi vay thêm 200 triệu và chờ hết 30 ngày, rồi lại 40 ngày. Chờ mãi, hết tháng này qua tháng khác, tôi vẫn không thấy gì”.

12-53-33_vnc-1
12-53-33_vnc-2
12-53-33_vnc-3
Hợp đồng hợp tác dự án nuôi lợn thịt sạch giữa Công ty Hồng An Phong và chị H.

Cũng theo lời chị H, khi bàn việc hợp tác kinh doanh thì chị đều làm việc với ông Thu, nhưng khi nhận hợp đồng thì ông Thu đưa cho chị H hợp đồng có con dấu của Cty TNHH Hồng An Phong (được giới thiệu là thuộc Cty Vinaca), có địa chỉ tại tổ 4B – Hương Trầm, phường Dữu Lâu, TP Việt Trì (Phú Thọ). Công ty này do bà Hà Thị Tần làm giám đốc.

Đến nay đã gần 2 năm trôi qua, lãi mẹ đẻ lãi con, chị H đã nợ gần 700 triệu đồng chỉ vì tin tưởng và chờ đợi dự án. Nhưng dự án thì vẫn biệt vô âm tín.
 

"Tao sai khiến được cả công an, nghe rõ chưa?"

Tháng 12/2017, chị H làm đơn lên UBND tỉnh, Sở KH- ĐT Phú Thọ hỏi về các dự án của Cty Hồng An Phong có được giải ngân và đi vào hoạt động hay không? Sở trả lời bằng văn bản, là không có bất kì kế hoạch nào liên quan tới dự án nuôi lợn sạch của Cty TNHH Hồng An Phong cả.

Vừa qua, nhóm PV chúng tôi theo chân chị H đến gặp bà Hà Thị Tần để “làm rõ trắng đen”. Tuy nhiên, ngôi nhà kín cổng cao tường, bà Tần không tiếp mà đứng trên ban công tầng 2 xua đuổi chúng tôi: “Có việc gì mà dẫn hai thằng đến đây. Tao chả có liên quan. Cút! Chưa đứa nào vớ vẩn với tao được nửa câu đâu nhá”.

12-53-33_vnc-5
Bà Tần – GĐ Cty Hồng An Phong xua đuổi và doạ chị H không được đến làm phiền

Sau đó, bà này quay sang chúng tôi bảo: “Dự án của nó (chị H) là nó làm với thằng Thu. Nó phải gặp thằng Thu”.

- Nhưng con dấu trong hợp đồng (hợp tác dự án nuôi lợn sạch Vinaca) là của công ty chị? Chúng tôi hỏi lại. 

- Con dấu thì àm sao? Vớ va vớ vẩn, đừng có bố láo, cẩn thận không tao viết đơn khởi kiện đấy. Biết bao nhiêu lần, (cán bộ thi hành) pháp luật đến làm việc, có sờ vào lông chân tao được không mà mày dẫn mấy thằng đầu trâu mặt ngựa đến đây (bà Tần tưởng PV là xã hội đen, đi đòi nợ thuê). Khi làm dự án, thì thằng Thu với mày đã gặp nhau. Và tao chỉ là người ký. Tao ký cho hàng nghìn hộ. Ký tờ giấy là tao được ủy quyền.

- Nhưng mà giấy tờ có dấu của chị - một đồng nghiệp của tôi nói.

- Giấy tờ mày ra pháp luật mà hỏi. Chúng mày không đủ tầm giải quyết!

12-53-33_vnc-4
Hoá đơn chị H chuyển tiền cho Công ty Hồng An Phong
"Hai cái thằng đầu trọc (bà Tần chỉ tay xuống phía chúng tôi), đừng có nhầm tao nhá. Bà nội mày không phải là người không trình độ, không phải người không quan hệ, không phải người bình thường đâu. Đưa nhau đến đây tưởng thịt được tao à (!?). Nếu hỏi về chữ ký, công an cấp huyện cũng không có quyền vặn tao, công an cấp tỉnh cũng không có quyền vặn tao. Tao sai khiến được cả công an, mày nghe rõ chưa", bà Hà Thị Tần.

 

Nhóm PVĐT

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm