| Hotline: 0983.970.780

Nhiều 'tàu 67' Khánh Hòa vẫn chưa được giải ngân

Thứ Ba 11/07/2017 , 13:50 (GMT+7)

Dù rất mong được vươn khơi, bám biển trên những con tàu đóng theo Nghị định 67 nhưng hiện nay, ở Khánh Hòa vẫn có gần 20 trường hợp đóng tàu 67 gặp khó khăn, không thể triển khai vì các công ty bảo hiểm không bán bảo hiểm cho ngư dân, còn ngân hàng thì từ chối cho vay.

Theo ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN- PTNT Khánh Hòa thì trong số 54 tàu cá được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán đến thời điểm hiện tại đang có 17 tàu vẫn chưa được triển khai vì gặp nhiều vướng mắc.

15-31-33_1
Gặp nhiều vướng mắc nên nhiều “tàu 67” Khánh Hòa vẫn chưa thể triển khai

Ông Bản cho biết những nguyên nhân có thể kể đến là: Cty Bảo Minh đã ngừng cung cấp bảo hiểm kể từ ngày 1/1/2017 gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiến độ thực hiện đóng mới nâng cấp tàu cá theo NĐ 67. Ví như, các tàu cá có công suất trên 90CV đang hoạt động không trang bị các loại bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên để phòng ngừa rủi ro khi hoạt động trên biển. Còn các tàu đóng mới, nâng cấp thì các ngân hàng thương mại đều yêu cầu có bảo hiểm để đảm bảo an toàn vốn vay.

Ngư dân Lê Văn Phi cho biết: “Dù tôi được phê duyệt đủ điều kiện đóng tàu theo NĐ 67 nhưng khi làm việc với ngân hàng thì họ bảo rằng tôi phải hoàn tất cuối tháng 10/2017 và sau khi hoàn tất phải mua bảo hiểm trong vòng 16 năm. Với điều kiện như thế thì gia đình tôi không đủ khả năng đáp ứng”.

Bên cạnh đó, một số chủ tàu đã tiến hành các bước thiết kế, thẩm định giá, tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc nhưng không được các ngân hàng thương mại ký hợp đồng tín dụng vì nhiều lý do chưa phù hợp với NĐ 67 như trường hợp của ngư dân Lê Văn Tèo. Ông Tèo đã gửi 500 triệu đồng đối ứng cho ngân hàng thương mại, đồng thời hoàn thành các thủ tục về thiết kế, chứng thư thẩm định giá hết 94 triệu đồng nhưng ngân hàng lại không đồng ý đầu tư vì không có tài sản thế chấp. 

Chia sẻ về những khó khăn mà ngư dân đang gặp phải, ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, phía Công ty Bảo Minh Khánh Hòa có công văn giải thích lý do ngừng bán bảo hiểm vì cho rằng thời gian thực hiện chính sách bảo hiểm đến ngày 31/12/2016 hết hiệu lực. Mặc dù Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai về bảo hiểm cho các tàu hải sản xa bờ, nhưng Bảo Minh Khánh Hòa vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn từ Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, theo các đơn vị tham gia cuộc họp thì lý do chính mà bảo hiểm Bảo Minh ngừng bán bảo hiểm tàu 67 có thể sợ lỗ vì vừa qua phải chi trên 12 tỷ đồng để “đền” bảo hiểm cho 2 tàu cá gặp sự cố trên biển. Các ngân hàng cũng khẳng định chỉ yêu cầu ngư dân cam kết đóng bảo hiểm chứ không bắt buộc đóng một lần hết 16 năm. Ngân hàng cũng không yêu cầu phải thế chấp, có thể ngư dân hiểu lầm.

Bên cạnh đó, đại diện Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) chi nhánh Khánh Hòa cho rằng có 5 ngân hàng cùng tham gia hỗ trợ vốn cho ngư dân nhưng thực tế cho vay chủ yếu chỉ có Agribank và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Khánh Hòa (BIDV). Việc phải trả 1 tỷ đồng/năm trong vòng 16 năm thì bản thân 1 tàu đóng theo NĐ 67 rất khó để trả nợ theo đúng cam kết được.

Nhiều ngân hàng ở các tỉnh đang lo lắng vì các sự cố về tàu vỏ thép chắc chắn sẽ khó thu hồi vốn. Tiền do ngân hàng bỏ ra cho vay thì ngân hàng tự chịu nếu không thu hồi được. Trong khi đó, theo NĐ 67 thì ngư dân không phải cầm cố tài sản. Do đó, để được vay vốn ngân hàng phải thẩm định phương án sản xuất của các chủ tàu kỹ lưỡng, đảm bảo có hiệu quả.

Ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng các ngân hàng Vietinbank Khánh Hòa, Vietcombank Khánh Hòa chưa cho ngư dân vay vốn là chưa hoàn thành trách nhiệm vì đây là chính sách lớn của Nhà nước.

“17 tàu đóng theo NĐ 67 chưa thực hiện được, tôi đề nghị các ngân hàng chưa cho ngư dân vay vốn phải rà soát lại các thủ tục. Từ đây đến cuối năm cuối gắng hỗ trợ ngư dân đóng tàu. Nếu không thực hiện thì đề nghị cắt thi đua”, ông Thiên nói.

Bên cạnh đó, ông Thiên yêu cầu Sở NN-PTNT làm văn bản gửi Công ty Bảo Minh phải có trách nhiệm bán bảo hiểm cho ngư dân, và tham mưu UBND tỉnh báo cáo sự việc Bộ Tài chính. Các địa phương tiếp thu các vướng mắc của ngư dân, chuyển ý kiến lên Sở NN-PTNT làm đầu mối ổng hợp làm việc với các ngân hàng tháo gỡ.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm