| Hotline: 0983.970.780

Nhiều trường phòng hiệu trưởng rất tốt, rất sạch nhưng nhà vệ sinh của các cháu rất bẩn

Thứ Bảy 06/08/2016 , 07:59 (GMT+7)

Đó là chia sẻ một câu chuyện thực tế về nhà vệ sinh trường học của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết năm học 2015- 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016- 2017 diễn ra sáng nay ngày 5/8.

Nếu đủ trường lớp, sẽ đỡ học thêm

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - người có nhiều năm tâm huyết với ngành Giáo dục đã chia sẻ nhiều ý kiến.

Theo Phó thủ tướng, chúng ta đang trong quá trình đổi mới giáo dục, hay nói cách khác là đang trong quá trình chuyển đổi. Khi chuyển đổi, chắc chắn không làm được ngay một lúc mà sẽ phải có các bước đi trung gian, phù hợp với điều kiện nước ta để không có bất cập.

Đơn cử như vấn đề học phí, theo Phó Thủ tướng, hiện chúng ta có chính sách học phí cho người nghèo và người có công: “Chúng tôi cũng đã báo cáo với Thủ tướng và rất được Thủ tướng quan tâm, tới đây, vấn đề học phí phải đúng xu thế".


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị

 

"Về học phí đại học, hiện theo tinh thần tự chủ có hỗ trợ đối tượng. Còn học phí cấp phổ thông, hiện nay đang thu được khoảng 2 nghìn tỉ mỗi năm. Nếu chia ra 63 tỉnh, không được nhiều. Vì vậy, nên chăng trong thời gian tới đây, cần tính tới việc miễn học phí cho bậc THCS”, Phó Thủ tướng cho biết.

Hay như vấn đề học thêm, mặc dù ngành giáo dục rất nỗ lực, kể cả tính đến sự gương mẫu của giáo viên nhưng ông cho rằng, cần nhìn nhận đúng thực tế. Chúng ta không có đủ trường lớp cho học sinh học đủ 2 buổi/ngày. Nếu làm được như vậy, áp lực dạy thêm, học thêm cũng bớt đi.

“Ở các nước tiên tiến, con cháu người ta có lớp để học hai buổi một ngày, nhưng chúng ta mới chỉ học một buổi một ngày. Dù con cháu chúng ta có thông minh đến mấy, cũng rất khó. Vậy nên phải có trường, có lớp”, Phó Thủ tướng nhận xét.

Cũng tại Hội nghị, Phó Thủ tướng đã chia sẻ một câu chuyện thực tế về nhà vệ sinh của học sinh, để lấy thí dụ rất cụ thể những nhiệm vụ mà ngành giáo dục cần làm. Ông cho biết, trong đợt đi khảo sát một số trường ở Hà Nội và các tỉnh lân cận thì thấy, có thực tế phòng hiệu trưởng thì rất tốt, nhà vệ sinh sạch sẽ nhưng nhà vệ sinh của các cháu rất bẩn. Thậm chí ở Hà Nội, có nhiều trường, vừa bước vào cổng đã ngửi thấy mùi bể phốt.

“Hà Nội đang tập trung thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có chương trình cải tạo nhà vệ sinh chung của trường, đề nghị các trường tiếp tục phát huy tinh thần đấy. Chúng ta cần khôi phục lại ở học sinh kỷ cương, tự lập, yêu lao động như: trực nhật, vệ sinh trong trường... Chúng ta phải quyết tâm làm lại đúng tinh thần học sinh làm trung tâm, với mục tiêu phát triển toàn diện cả về trí tuệ, đạo đức, thể chất", Phó Thủ tướng nói.

 

"Khó nhưng không thể không làm"

Tiếp thu ý kiến và phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành đã đề ra 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp để triển khai phương hướng cho năm học 2016-2017.

Cụ thể, 9 nhiệm vụ tập trung vào các vấn đề: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trong toàn quốc; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học; Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu kết thúc hội nghị

 

Với 5 giải pháp, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.

Trong 9 nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục trong năm học tới, theo Bộ trưởng, nhiệm vụ quan trọng nhất là nâng cao chất lượng của nhà giáo và quản lý giáo dục, là nhiệm vụ trọng tâm nhất trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Kế luận tại Hội nghị, ông Nhạ thẳng thắn thừa nhận, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục là việc vô cùng khó nhưng không thể không làm. “Chúng tôi rất cảm kích trước phát biểu tâm huyết, không đơn thuần là chỉ đạo của Thủ tướng mà cảm nhận được những vấn đề nhân bản.

Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ cụ thể hóa những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Phó Thủ tướng, thành những đề án, dự án cụ thể để trình Chính phủ cũng như phối hợp với các bộ, ngành đặc biệt là các địa phương thực hiện tốt các chỉ đạo”, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

(Dân trí)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất