| Hotline: 0983.970.780

Nhiều vấn đề được các đại biểu đề cập

Thứ Năm 13/01/2011 , 19:30 (GMT+7)

Hầu hết các ý kiến phát biểu tại thảo luận đều bày tỏ sự nhất trí với chủ đề "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Ngày 13/1, ĐH thảo luận tại Đoàn và tại hội trường về Báo cáo Chính trị ĐH XI của Đảng; Báo cáo một số vấn đề bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Trung ương Đảng khóa X; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011 – 2020…

Hầu hết các ý kiến phát biểu tại thảo luận đều bày tỏ sự nhất trí với chủ đề "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Các đại biểu trong hội trường

Các đại biểu cũng bày tỏ sự đồng tình với các nội dung trong các báo cáo được trình tại ĐH XI; khẳng định những thành tựu to lớn về mọi mặt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua (2001 – 2010) với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt con số ấn tượng (đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm); đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, các chính sách về an sinh xã hội được đảm bảo.

Về Báo cáo chính trị ĐH XI của Đảng, các đại biểu thảo luận xung quanh những nội dung: Đánh giá những thành tựu, những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, trên các lĩnh vực trong thực hiện Nghị quyết ĐH X của Đảng; đánh giá khái quát 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010; 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991; những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu phát triển đất nước trong 5 năm tới; phương hướng đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế nói chung, phương hướng phát triển các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nông – lâm – ngư nghiệp, các dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội hài hòa giữa các vùng, đô thị và nông thôn…

Các đại biểu đã cho ý kiến về một số vấn đề bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và dự thảo Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) xung quanh các nội dung như: các quan điểm chỉ đạo về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; thảo luận các phương án đối với mỗi vấn đề cần đề nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng…

Về Công tác xây dựng Đảng, các đại biểu đã tập trung thảo luận về nền tảng tư tưởng của Đảng; nguyên tắc tổ chức của Đảng; phương thức lãnh đạo của Đảng; phương hướng xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế nói chung, phát triển các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nông lâm ngư nghiệp, các dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế văn hóa xã hội hài hòa giữa các vùng, đô thị và nông thôn; giữ vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường, chính sách phát triển các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, phát triển các loại thị trường. Các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển văn hóa xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Các đại biểu cũng đã đóng góp ý kiến về phương hướng xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao chất lượng đảng viên, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng; công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp; công tác vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị.

Nhiều ý kiến quan tâm, góp ý nhằm phát huy dân chủ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và về phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Về công tác xây dựng Đảng, nhiều đại biểu đã mạnh dạn nêu lên thực trạng một số lĩnh vực không hình thành được các tổ chức Đảng, ví dụ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Các đại biểu đề xuất cần xây dựng chi bộ thực sự là nòng cốt, tạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, hay đưa ra một số gợi ý về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

+ Đại hội đã nghe đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ viên Đoàn Thư ký thông báo danh sách 28 điện mừng của các chính đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế vừa gửi tới ĐH trong ngày khai mạc 12/1, trích đọc điện của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Nhân dân Cam-pu-chia và Đảng Cộng sản Cu Ba chúc mừng ĐH XI Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, cho đến ngày 13/1, ĐH đã nhận được 149 điện mừng của các chính đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế từ khắp các châu lục.

+ Ngày 14/1, ĐH làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận các văn kiện ĐH XI.

Thảo luận về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung: Đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam (những thắng lợi vĩ đại; những yếu kém, khuyết điểm, khó khăn, thách thức; những bài học lớn); đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng; mục tiêu và những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN; những định hướng lớn về phát triển kinh tế; định hướng phát triển văn hóa - xã hội; những định hướng lớn về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; định hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; công tác xây dựng Đảng…

Về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những thành tựu và hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong 10 năm qua (2001-2010); góp ý vào mục tiêu chủ yếu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường; các định hướng phát triển ngành, vùng, lĩnh vực; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; việc lựa chọn 3 khâu đột phá chiến lược.

Về những định hướng lớn về phát triển kinh tế, các đại biểu đã tập trung phân tích các khía cạnh về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; chính sách phát triển đối với các thành phần kinh tế, chế độ phân phối… Một số định hướng về phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, chính sách xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN…

Trong thời gian Đại hội làm việc tại Hội trường, nhiều vấn đề cũng đã được các đại biểu đề cập, như: vấn đề phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển đặc biệt là chính sách đối với cán bộ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, chính sách với cán bộ nữ để bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ ta.

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Không tùy tiện tăng giá, ép khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Ngành du lịch yêu cầu các cơ quan quản lý địa phương và doanh nghiệp công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết, không tùy tiện tăng giá.