| Hotline: 0983.970.780

Nhiều xã ở Nghĩa Hưng nằng nặc xin chuyển đổi đất lúa

Thứ Ba 14/03/2017 , 09:55 (GMT+7)

Những gì đang diễn ra ở Nam Điền sau chuyển đổi đất lúa không khỏi khiến các xã khác ở huyện Nghĩa Hưng sốt ruột. Một phong trào xin chuyển đổi đất lúa đang rần rần nổ ra.

Nghĩa Lợi là xã “hàng xóm” của Nam Điền, dù là xã nội đồng, không giáp biển nhưng tình hình xâm nhập mặn cũng khốc liệt không kém. Chính vậy nên từ khi Nam Điền được chuyển đổi đất lúa sang mô hình VAC, Nghĩa Lợi đâm ra bì tị.

14-09-44_dscf3665
Ảnh minh họa
 

Ông Hoàng Văn Huấn, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi lo lắng cho biết: Nguồn nước phục vụ cho trên 300ha đất 2 vụ lúa của xã hiện phụ thuộc vào sông Quần Vinh chảy qua địa bàn xã. Sông Quần Vinh lấy nước từ sông Đáy, tuy nhiên càng ngày, xâm nhập mặn vào sông Đáy càng sâu nên có năm Nghĩa Lợi phải lấy nước tận phía thượng nguồn sông Đáy tít phía xã Nghĩa Hồng qua sông Bình Hải cách Nghĩa Lợi tới 15km. Cũng như Nam Điền trước đây, lúa của Nghĩa Lợi có năm phải cấy đi cấy lại vài ba lần, năng suất thường xuyên giảm 30 - 40%, điển hình gần đây nhất như vụ xuân 2016, do mặn tăng tới trên 4%o nên lúa của xã chết vãn.

Ông Huấn thừa nhận, tình trạng chuyển đổi chui đất lúa tại một số diện tích ruộng trũng, nhiễm mặn nặng thường xuyên âm ỉ diễn ra hàng chục năm trước đây. Trước tình hình này, UBND xã đã phải xin huyện được cho phép chuyển một phần nhiễm mặn nặng quanh khu vực sông Quần Vinh với diện tích khoảng 30ha. Tới năm 2015, tình hình nhiễm mặn ngày càng lan rộng, UBND xã đã xin được chuyển đổi tiếp thêm 6ha đất lúa sang thủy sản. Những mô hình chuyển đổi tới nay dù chưa thực sự đột phá về kinh tế, song giá trị SX/diện tích đều cao gấp 10 lần so với trồng lúa trước đây. Hiện tại, ước xã này vẫn còn khoảng 70/300ha đất lúa thường xuyên bị mặn nặng cần phải chuyển đổi, trong đó ít nhất 20ha cần phải chuyển đổi ngay bởi độ mặn đã thường xuyên ở mức cao từ 4 - 8%o.

“Đây chỉ là con số cần chuyển đổi gấp vì không thể cấy lúa được nữa, hiện đơn xin chuyển đổi của dân đã gửi lên xếp chồng trên UBND xã, ruộng dân cũng đã hoán đổi chuyển nhượng cho nhau sẵn. Chứ những vùng đang SX lúa được, bây giờ xới ra vấn đề cho chuyển đổi thì dân họ ào lên ngay, không khéo vỡ trận. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị với huyện, tỉnh xem xét cho chuyển đổi thêm, tuy nhiên hiện vẫn đang phải lập đề án, dự án trình các sở ngành, chưa biết khi nào mới thực hiện được”, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi sốt ruột.

Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng thú thực: Nhu cầu chuyển đổi đất lúa trong huyện đang hết sức cấp bách. Không chỉ các xã giáp biển đang rất nóng lòng muốn chuyển đất lúa sang thủy sản mà ngay cả các xã nội đồng như Nghĩa Hồng, Nghĩa Bình, Qũy Nhất, Nghĩa Tân… cũng đang rất muốn chuyển đất lúa sang trồng các loại cây trồng cạn.

Theo ông Hiếu, cuối năm 2016, UBND tỉnh Nam Định đã đồng ý về chủ trương cho phép toàn huyện có kế hoạch chuyển đổi gần 1.000ha đất lúa. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sẽ phải trải qua rất nhiều quy trình như đưa vào quy hoạch, kế hoạch, lập đề án, dự án… có sự thẩm định của rất nhiều sở, ngành của tỉnh.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất