| Hotline: 0983.970.780

Nhịn ăn từ góc nhìn y học

Thứ Tư 31/08/2011 , 10:49 (GMT+7)

Một liệu trình nhịn ăn chữa bệnh đúng thể dạng kinh điển thường kéo dài bốn tuần, qua đó ba tuần để nhịn ăn và một tuần để phục hồi...

Ảnh minh họa
NHỊN ĂN - CÁCH CHỮA BỆNH

Thời gian gần đây, phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh càng ngày càng trở nên phổ biến. Không có gì lạ, khi hình thức này đã từ lâu là một trong các liệu pháp cơ bản trong kho tàng kinh nghiệm của nhiều nền y học dân gian- Đông y cũng như Tây y. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người chưa hiểu thật đúng về phương pháp nhịn ăn nên đã dẫn tới hậu quả khôn lường “lợi bất cập hại”.

Trước hết, không phải lúc nào tuỳ hứng cũng có thể áp dụng liệu pháp nhịn đói như biện pháp giải độc cho cơ thể. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi cơ thể đang trong tình trạng tích luỹ độc chất. Người phương Tây vì thế có khuynh hướng áp dụng sau mùa đông, tức là khi cơ thể tích luỹ chất béo do ăn nhiều mỡ mà lại ít vận động vì trời bên ngoài quá lạnh. Phần lớn cư dân ở châu Á, cho dù khí trời ấm áp cũng nên chọn sau mùa xuân, sau những ngày nhậu nhẹt hội hè. Nên hay không nên nhịn ăn, khi nào và nhịn ăn như thế nào?

Một liệu trình nhịn ăn chữa bệnh đúng thể dạng kinh điển thường kéo dài bốn tuần, qua đó ba tuần để nhịn ăn và một tuần để phục hồi dưới sự hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa trong chế độ điều trị nội trú. Hình thức này tất nhiên không dễ khả thi cho mọi người. Với người không có nhu cầu như bệnh nhân tim mạch, béo phì…, liệu pháp nhịn ăn cũng có thể được thực hiện một cách linh động dưới hình thức áp dụng tại nhà và chỉ kéo dài hơn một tuần bao gồm một ngày chuẩn bị, năm ngày nhịn ăn và ba ngày dành cho quy trình phục hồi của cơ thể. Với hình thức nào thì đoạn kết của quy trình nhịn ăn chữa bệnh bao giờ cũng là giai đoạn hồi phục.

Nhịn ăn chữa bệnh không đồng nghĩa bị đói. Nhịn ăn trị bệnh cũng không có nghĩa là tuyệt thực. Người áp dụng phương pháp này trên thực tế chỉ giảm tối đa các món quen thuộc và thay vào đó là chế độ dinh dưỡng với món nhiều nước, món dễ tiêu, món ít năng lượng.

Mục tiêu chủ yếu của phương pháp nhịn ăn chữa bệnh nhằm thúc đẩy tiến trình thanh lọc cơ thể, rất dễ hoang mang, thậm chí nản lòng, khi nhiều triệu chứng bất ngờ xuất hiện trong những ngày đầu của liệu trình như vã mồ hôi với mùi khó chịu, đau quặn bụng, tiểu rắt với nước đậm màu, đậm mùi…Bên cạnh đó là tình trạng dao động tâm lý nên rất dễ đãng trí, buồn chán, mệt mỏi. Cái khó của phương pháp nhịn ăn chữa bệnh chính là làm sao “vượt lên chính mình” trong những ngày đầu “vạn sự khởi đầu nan”.

Nhịn ăn định kỳ để thanh lọc cơ thể là một biện pháp đúng, là phương pháp phòng bệnh tốt, đặc biệt cho người dễ bị rối loạn biến dưỡng. Nhịn ăn vì mục tiêu sức khoẻ không đồng nghĩa với phương pháp kiêng cữ gay gắt, như nhiều người vẫn còn hiểu lầm.

NHỮNG THAY ĐỔI KHI NHỊN ĂN

Trong thời gian nhịn ăn, các mô trong cơ thể không phải mô nào cũng suy tổn theo một tốc độ giống nhau. Ban đầu là chất mỡ tiêu dần, sau đó là các mô ít cần thiết.

Da: Trong lúc nhịn ăn nước da trở lên mịn màng và hồng nhuận tỏ rằng da đã non trẻ lại. Các tì, bớt, các vết nhăn đều biến mất đủ tỏ ý nghĩa của sự tốt lành mà da thu hoạch được trong thời gian nghỉ ngơi của thể chất sinh lý. Hiện tượng này có thể nhận thấy sau thời kỳ nhịn ăn, phản ánh một tình trạng sức khoẻ khả quan.

Xương: Xương không hề bị tiêu hao trong thời kỳ nhịn ăn, chẳng những thế nó còn tiếp tục tăng trưởng là khác. Còn tuỷ là một thức ăn tích trữ: Tuỷ có thể loãng hơn nhưng điều đó cũng chưa xảy ra trong giai đoạn nhịn ăn.

Não, tuỷ, xương sống và thần kinh: Não và thần kinh hệ đều được cấp dưỡng đầy đủ và duy trì trong thời gian nhịn ăn nên mất rất ít hay không hề mất trọng lượng trong lúc các mô kém quan trọng phải hy sinh để bảo tồn các bộ phận trên. Nó vẫn giữ nguyên năng lực kiểm soát các tác dụng, các hoạt động của cơ thể một khi vẫn còn được nuôi dưỡng bằng các thức ăn dự trữ tự phân.

Thận: Các sự suy tổn của thận không đáng kể so với suy tổn chung của cơ thể.

Gan: Trong lúc nhịn ăn gan mất rất nhiều về nước, glucogene và mỡ, vì vậy so với các cơ quan khác gan mất rất nhiều trọng lượng trong lúc nhịn ăn.

Những sự nhạy cảm bệnh hoạn mất đi, sự tiêu hoá được cải thiện, dạ dày bị căng dần và sa xuống được co lại trở về thể tích bình thường, các ung sang tự lành, các chỗ sưng lắng dịu, chứng viêm nước dạ dày được bài tiết và lần hồi sự ngon miệng thèm ăn trở lại...

Phổi: Phổi thu được nhiều lợi ích trong phép nhịn ăn, điều này được chứng minh trong việc chữa lành bệnh lao sau một thời gian nhịn ăn. Thời gian nhịn ăn để chữa bệnh về phổi thường là phải ngắn hơn thời gian nhịn ăn để chữa bệnh ở các cơ quan khác. Điều này có lẽ do các mô của phổi có khả năng cố hữu tự chữa lành trong một thời gian ngắn hơn và trọn vẹn hơn bất cứ một cơ quan nào khác.

Tim: Theo những kết quả thu hoạch được trong những bệnh thuộc về tim trong giai đoạn nhịn ăn thì thấy rằng, tim hưởng được nhiều lợi ích do 3 duyên cớ chính sau đây:

1. Nhịn ăn huỷ bỏ sự kích thích thường xuyên của tim.

2. Cất một gánh nặng cho tim và cho phép nó được nghỉ ngơi.

3. Lọc máu trở thành trong sạch, cấp dưỡng cho tim những thức ăn tinh tuý, bổ dưỡng hơn...

Tỳ tạng: Trong thời gian nhịn ăn tỳ tạng con người thường bé lại và cứng chắc lại.

Tuỵ tạng: Trong thời gian nhịn ăn phần lớn tổn thất của tuỵ tạng là nước.

Dạ dày: Một cái dạ dày yếu và mắc chứng khó tiêu sẽ trở lại hoạt động bình thường sau giai đoạn nhịn ăn. Các bắp thịt và các hạch được cải tạo lại sau một thời gian nghỉ ngơi. Đa số các dạ dày bị suy kiệt vì lao lực do thói quen ăn uống quá độ nên nhịn ăn là sự nghỉ ngơi cần thiết mà dạ dày đòi hỏi để hồi phục sinh lực.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.