| Hotline: 0983.970.780

Nhìn lại 30 năm khai thác Đồng Tháp Mười

Thứ Năm 02/12/2010 , 09:54 (GMT+7)

Sáng 1/12 diễn ra Hội thảo tổng kết 30 năm khai thác Đồng Tháp Mười với sự tham gia của Bộ NN-PTNT, các nhà khoa học, nhà sử học và các sở ban ngành...

Sáng 1/12 diễn ra Hội thảo tổng kết 30 năm khai thác Đồng Tháp Mười với sự tham gia của Bộ NN-PTNT, các nhà khoa học, nhà sử học và các sở ban ngành để nhìn lại những biến đổi qua 30 năm chinh phục Đồng Tháp Mười từ 1979-2009.

Ông Nguyễn Đắc Hiền, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Khoa hoc Lịch sử tỉnh Đồng Tháp cho biết: Sau năm 1975, Đồng Tháp Mười (ĐTM) được quy hoạch diện tích gần 670.000 ha với 356.000 ha đất phèn (chiếm hơn hơn 53% diện tích đất) bao gồm 3 tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An. Đầu thập niên 1980, nhiều chương trình khai thác ĐTM được hình thành với việc rửa chua, phèn, ngọt hóa từng phần, hệ thống lại cơ cấu cây trồng, phân bố dân cư.

Tuy nhiên, việc đầu tư thực hiện không đồng bộ, khoa học kỹ thuật chưa được ứng dụng vào đồng ruộng, nông dân thiếu kinh nghiệm sản xuất trên đất phèn khiến quyết tâm chinh phục vùng đất phèn dở dang. Để chinh phục đất phèn điều kiện đầu tiên là phải có nguồn nước ngọt và hoàn thành hệ thống thủy lợi để tiêu nước, xổ phèn. Thành công này đã biến ĐTM từ vùng đất hoang hóa, sản xuất một vụ lúa năng suất thấp, thành vùng đất trù phú, có thể canh tác hai, ba vụ lúa năng suất cao trong một năm.

 Ngoài cây lúa, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nên việc nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mà thành tựu nổi bật là chủ động cho tôm càng xanh, cá bống tượng, cá tra đẻ nhân tạo không còn lệ thuộc vào nguồn cá giống tự nhiên như trước đây.

Theo ông Lê Minh Hoan, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Việc chinh phục thành công ĐTM đã giúp tỉnh và Trung ương giải quyết được bài toán thiếu lương thực, không những đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh, cho cả nước mà còn có lượng lúa hàng hóa lớn để xuất khẩu. Bên cạnh đó, đã làm biến đổi trình độ, tư duy, tập quán của người dân trong vùng; trình độ dân trí được nâng lên, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đời sống. Từ đó, xóa được đói, giảm được nghèo cho người dân trong vùng.

ĐTM là nơi thu hút khách du lịch. Nơi đây có Vườn quốc gia Tràm Chim, có sếu đầu đỏ thường xuyên bay về. Nên tập trung đầu tư theo hướng du lịch sinh thái, bảo tồn điều thiên nhiên đã ban tặng Đồng Tháp Mười.

Tuy nhiên, thực tế nền nông nghiệp ở ĐTM bây giờ vẫn chưa đi vào chiều sâu và còn manh mún. Chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của ĐTM. Theo kế hoạch, ĐTM sẽ hình thành những trang trại lớn để thu hút các nhà đầu tư nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Hướng đi của tỉnh Đồng Tháp là sẽ cơ giới hóa, điện khí hóa đồng ruộng và đưa những đột phá công nghệ sinh học vào ĐTM.

GS-TSKH Võ Tòng Xuân đánh giá: Đồng Tháp Mười là vùng đất phèn nặng, nhiều vùng còn hoang hóa nên còn nhiều loại thủy sản và động vật hoang dã sinh sống. Để khai thác cần phải có kế hoạch, nơi nào cần phục hóa thì làm còn nơi nào chưa thích hợp nên giữ lại để còn mang cái hồn của thiên nhiên. Nếu chúng ta đặt nặng vấn đề khai thác vùng đất ĐTM hoàn toàn để trồng lúa thì cần phải suy tính nhiều hơn.

GS-TSKH Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, con người hôm nay ở ĐTM đừng quên công lao của những người từng đi khai hoang phục hóa và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về đây. Có một DN ở Tam Nông – Đồng Tháp xây dựng được hệ thống mua lúa gạo xuất khẩu tại địa phương. Cái hay của DN này là cho người nông dân trực triếp đứng ra sản xuất lúa được góp cổ phần. DN có lợi mà những người nông dân khai phá ĐTM cũng thêm chút lời trong đó.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm