| Hotline: 0983.970.780

Nhìn lưỡi biết bệnh

Thứ Ba 16/05/2017 , 07:40 (GMT+7)

Thầy thuốc tây y và đông y đều thường yêu cầu người bệnh thè lưỡi ra để quan sát. Lưỡi khỏe thường có màu hồng mịn...

Lưỡi là cơ quan vị giác nằm ở trong khoang miệng mỗi người. Về bản chất lưỡi là khối cơ vân vững chắc phủ ngoài bằng lớp biểu bì phân lớp, phía dưới là lớp mô liên kết. Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám, những hạt này gọi là gai lưỡi. Gai lưỡi gồm những nhú vị giác. Cuống lưỡi có những thớ tế bào giống như sợi tóc. Ở chóp lưỡi có những thớ tề bào thần kinh. Những thớ này nối với dây thần kinh vị giác.

10-03-52_luoi
Ảnh minh họa

Thầy thuốc tây y và đông y đều thường yêu cầu người bệnh thè lưỡi ra để quan sát. Lưỡi khỏe thường có màu hồng mịn và một khi xuất hiện dạng lông là cho thấy sức khỏe có vấn đề. Đây là tình trạng bệnh lý do tăng sinh các nhú, các nhú dài ra, dày lên tạo nên hình ảnh giống như đám cỏ bị đổ rạp xuống.

Lưỡi lông cũng thường bị nhiễm sắc tố nâu đen do các vi khuẩn tạo sắc tố gây nên. Một trong những dấu hiệu lưỡi xuất hiện lông là bệnh về đường tiêu hóa hoặc dấu hiệu viêm nhiễm của chính lưỡi. Màng nhầy cao phủ trên mặt lưỡi làm viêm các nhú vị giác.

Những người mắc bệnh viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, viêm đại tràng và táo bón thường có lưỡi màu trắng và đôi khi lưỡi còn bị sưng to hơn bình thường. Những người mắc bệnh dạ dày mạn tính có lượng axít dạ dày thấp, bệnh u xơ dạ dày mạn tính hoặc loét tá tràng thì lưỡi cũng xuất hiện lông trên bề mặt. Đôi khi hiện tượng lông trên lưỡi còn xuất hiện sau bữa ăn no đủ ở những người khỏe mạnh. Nó thường xuất hiện vào buổi sáng nhưng sau đó lại biến mất. Nếu xuất hiện liên tục thì nên đi thăm khám bác sĩ.

Ngay từ thời xa xưa của con người đã nhận được rất nhiều thông tin qua lưỡi, đặc biệt là bề mặt lưỡi. Ngày nay khoa học phát triển, kinh nghiệm chẩn đoán trên vẫn tồn tại và không ngừng được hoàn thiện, tự mỗi người có thể khám bệnh cho mình qua sức khỏe lưỡi. Ví dụ, sức khỏe tim và gan đánh giá qua bề mặt đầu lưỡi, phần giữa lưỡi nói về sức khỏe dạ dày và phần gốc lưỡi là sức khỏe bụng và hai bên lưỡi lại có liên quan đến sức khỏe gan và thận.

Khi lưỡi bị đau như bỏng, lưỡi mất các gai, bóng loáng có thể liên quan đến bệnh thiếu máu ác tính. Khi lưỡi đỏ, phù nề liên quan đến việc dị ứng thuốc. Lưỡi phủ màu trắng liên quan đến bệnh cúm, cảm lạnh. Lưỡi có lông màu trắng ở giữa, chia tách dọc theo hai bên lưỡi liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Lưỡi có lông trắng dọc theo hai bên và ở phần trước đầu lưỡi liên quan đến bệnh phổi. Lưỡi có lông trắng dọc theo hai bên liên quan đến bệnh thận. Nếu ở phần giữa lưỡi có những vạch như nếp gấp cần kiểm tra cột sống. Nếu lưỡi không trơn nhẵn, hơi sần sùi liên quan đến mật.

Lưỡi có bề mặt khô với nhiều vết nứt nhỏ liên quan đến sốt, tiêu chảy, tiểu đường, thiếu máu. Lưỡi có dấu hiệu như vết răng cắn liên quan đến chứng khó tiêu. Lưỡi có màu nhợt nhạt liên quan đến bệnh tim. Lưỡi có lông màu vàng trên bề mặt liên quan đến bệnh gan. Lưỡi phẳng và có các đốm đỏ, bóng ở tâm lưỡi liên quan đến bệnh rối loạn đường ruột.

Đương nhiên để xác định chính xác từng bệnh thầy thuốc còn cần xem xét đến các kết quả kiểm tra lâm sàng và phi lâm sàng khác nữa.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất