| Hotline: 0983.970.780

Nhịp cầu nhà nông: 200 kỳ nối nhịp

Thứ Sáu 18/07/2008 , 09:30 (GMT+7)

Ngày 20/7/2008 tới đây là đúng 8 năm chương trình Nhịp cầu nhà nông (NCNN) phát sóng và là kỳ thứ 200 nối nhịp. Đây là chương trình duy nhất dành riêng cho nông dân khu vực ĐBSCL vào thời điểm năm 2000.

Lần đầu tiên nông dân được nghe, đối thoại trực tiếp với các giáo sư, nhà khoa học thuộc các Viện, Trường... Với ngần ấy thời gian, bằng hình thức giao lưu trực tiếp chương trình đã chuyển đến hàng vạn nông dân cả nước nhiều kiến thức, kinh nghiệm để ứng dụng vào sản xuất. Nếu như ngày đầu mới phát sóng, nông dân chỉ biết ứng dụng kỹ thuật một thì bây giờ đã tăng gấp ba, bốn lần.

Trường đại học không tốn tiền

Các thành viên CLB SXNN Phú Nghĩa trao đổi kinh nghiệm học được từ chương trình NCNNNông dân Nguyễn Phước Hậu, ấp Phú Nghĩa, xã Tân Phú, huyện Tam Bình, Vĩnh Long bộc bạch: Phú Nghĩa không phải vùng sâu nhưng lại ngăn sông cách trở nên kỹ sư nông nghiệp về tập huấn kỹ thuật trồng lúa, cây, hoa màu là rất hiếm, chỉ 1-2 lần/năm. Nhưng từ khi NCNN phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ (CVTV) có hình ảnh minh họa sống động, tận mắt thấy, tận tai nghe, nên dễ bắt chước học theo.

Ông Hậu còn nhớ như in ngày đầu tiên NCNN phát sóng là 24/9/2000, ông Hậu nói: “Khi chưa có chương trình NCNN, tui làm ruộng theo tập quán, năng suất lúa đông xuân khoảng 6 tấn, hè thu hơn 4 tấn/ha. Điểm yếu của tụi tui là không am hiểu được kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng, biện pháp 4 đúng, biện pháp quản lý dịch hại nên dẫn đến hiệu quả không cao, chi phí cũng tăng theo. Nhưng trong vòng 8 năm trở lại đây, khả năng hiểu biết KHKT trong sản xuất lúa, cây ăn trái, hoa màu và chăn nuôi đã tăng thêm khoảng 60 – 70%. NCNN quả là lớp học miễn phí, không cần phải tốn tiền học, chỉ tốn 600 đồng mua 1 kg điện xem truyền hình trực tiếp. Học mà không cần phải trả bài mà nông dân thuộc sâu sắc. Nhờ NCNN giúp tui biết nhiều kỹ thuật, mô hình sản xuất mới áp dụng sản xuất. Chỉ với 2.000m2 đất cha mẹ cho nhưng đến nay đã ăn nên làm ra và đã mua thêm 1,4 ha đất trồng lúa”.

NCNN là kênh thông tin giúp nông dân tiếp cận nhanh KHKT mới. Mỗi khi giao lưu trực tiếp với các nhà khoa học, được giải đáp thắc mắc là bà con nông dân trong bụng đã mở cờ, sáng hôm sau ra ứng dụng ngay. Ông Nguyễn Văn Hoàng, Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp ấp Phú Nghĩa nói: Nhờ xem chương trình NCNN, nông dân hiểu biết nhiều KHKT mới nên 30 hộ canh tác trên 22 ha ứng dụng vào sản xuất đều có hiệu quả cao. Anh Đặng Thành Sơn cũng ở ấp Phú Nghĩa đồng tình: “Bây giờ sản xuất lúa đông xuân phải cầm chắc 7 tấn trở lên, tăng 1 tấn so với trước 2000”.

Nơi nhà khoa học cập nhật thời sự

PGS-TS Phạm Văn KimPGS.TS Phạm Văn Kim, nguyên Trưởng bộ môn BVTV Trường Đại học Cần Thơ, một trong các diễn giả đã 8 năm đồng hành cùng chương trình NCNN, tâm sự: NCNN được phát sóng không chỉ là mong muốn của nông dân, mà còn là mong muốn của người làm khoa học. Trong quá trình làm công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, tiếp xúc với bà con nông dân, ông đã nhận thấy sự thiếu và cần KHKT của nhà nông.

Có thể nói, từ 1978 đến năm 2000 có nhiều chương trình khuyến nông Nhà nước về làng nhưng chưa được nhiều người tiếp nhận. Để tiếp sức với hệ thống khuyến nông nhà nước, NCNN là một kênh truyền thông trực tiếp với những ưu thế của nó đã phát huy hiệu quả ngay. Và cái hay nhất khi NCNN mở ra cũng là lúc bước vào thời kỳ chuẩn bị hội nhập, chương trình đã mở lối đi để cho nông dân vững tin trong hội nhập. Bà con nông dân đã trưởng thành lên rất nhiều. Thực tế cho thấy, ngày đầu phát sóng, nông dân đặt câu hỏi không có chiều sâu và gần như thiếu am hiểu thực tế. Nhưng bây giờ thì khác hẳn, nông dân hỏi đôi khi rất hóc búa khiến các nhà khoa học phải giật mình.

NCNN đã bắt nhịp cầu để các nhà khoa học cập nhập được “thời sự” trong sản xuất nông nghiệp mới. Ví dụ như, gần đây bà con nông dân các nơi đều tập trung hỏi bệnh lúa von và từ đây các nhà khoa học tổ chức nghiên cứu. Bà con càng hỏi nhiều, nhà khoa học càng phải học nhiều để chia sẻ cho nông dân áp dụng vào sản xuất. “Hơn 40 năm làm giảng viên, đối với sinh viên tôi là thầy dạy, còn đối với nông dân là người chia sẻ kinh nghiệm. Và cái vui nhất của các diễn giả như chúng tôi là tiếp xúc được nhiều nông dân các vùng miền và chia sẻ KHKT cùng bà con áp dụng vào sản xuất”, thầy Kim nói.

Ông Dương Hồng Kỳ, Phó giám đốc Trung tâm THVN tại TP Cần Thơ là một trong những nhà báo hiến sáng kiến xây dựng chương trình NCNN, tâm sự: Chúng tôi rất mừng khi nhận được ý tưởng từ phía Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang muốn gắn kết với Đài phối hợp thực hiện chương trình khuyến nông bằng hình thức giao lưu trực tiếp. Cả Đài và Cty đều chung quan điểm là phải hướng cái lợi lớn nhất cho người nông dân. Và cái tên Nhịp cầu nhà nông đã được chọn cho chương trình.

Cùng đồng hành với NCNN là những nhà khoa học có tâm huyết với nghề như: GS.TS Võ Tòng Xuân, PGS.TS Phạm Văn Kim, PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ... Thật may mắn là chương trình đã được bà con nông dân ĐBSCL yêu mến và xem đây là trường học của mình. Có thể nói, NCNN với 200 kỳ phát sóng là một đóng góp không nhỏ cho vấn đề nông nghiệp – nông dân và nông thôn hiện nay.

Xem thêm
Đào tạo giảng viên nguồn tiếp cận kỹ thuật sử dụng phân bón đúng

Khóa tập huấn giảng viên nguồn đầu tiên cho Dự án Sử dụng phân bón đúng chính thức khai giảng, truyền tải kiến thức, kỹ thuật về sử dụng phân bón đúng trong nông nghiệp.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Syngenta ra mắt giống ngô chuyển gen công nghệ kép chống sâu đục thân

Giống ngô NK6101BGT chuyển gen sử dụng 2 công nghệ Agrisure và Herculex với bộ gen kháng sâu BT11 và TC1507 đem lại tác động kép cùng với đó là năng suất cao.

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm