| Hotline: 0983.970.780

Nhịp điệu tiền...tiền

Thứ Tư 29/12/2010 , 07:30 (GMT+7)

Xoay vần với tiền cuối năm

“Cuối năm mình mua thêm cái xe. Chứ hai vợ chồng suốt ngày lẽo đẽo đèo nhau thế này, chả làm thêm được gì. Em tính thế nào thì tính”. Nghe chồng nói chuyện mua xe đã mấy lần, nhưng lần nào chị Hương cung thấy hoang mang. Chỉ còn quãng tháng nữa là tết, kiếm đâu ra mười mấy triệu mua xe? Trong khi hai vợ chồng cưới nhau gần một năm, tiền dành dụm chưa tròn 10 triệu. Nếu tính mua con xe rẻ và đi được, cũng ít nhất 15 triệu. Hai bên gia đình đều nghèo, bạn bè cũng chả khá hơn, vay ai bây giờ?

Vợ chồng chị Hương đều là công nhân ở khu công nghiệp huyện Từ Liêm (Hà Nội). Tổng thu nhập của hai vợ chồng chưa đầy 5 triệu/tháng. Trừ tiền thuê nhà, tiền điện nước, ăn uống, chi tiêu, mỗi tháng nếu tiết kiệm và không có phát sinh đột xuất, họ chỉ để ra được 800.000đ đến 1 triệu đồng. Nếu ở quê có việc (đám cưới, hỏi, người ốm…) thì lương không bị “âm” đã là may lắm rồi.

Năm nay chị Hương lại là dâu mới, chả nhẽ về nhà chồng không sắm sửa, mua bán gì. Ý chồng là mua xe để chồng có cơ hội đi làm thêm, kiếm đồng ra, đồng vào. Từ hồi cưới nhau tới giờ, họ có mỗi chiếc xe là của hồi môn của bố mẹ cho con gái, ngoài việc đưa đón nhau đi làm thì chiếc xe không phát huy được gì thêm.

Chồng nói phải, chị Hương cũng thấy rõ đấy là nhu cầu cần thiết. Nhưng chị có cảm giác mệt mỏi quá, bao nhiêu thứ đổ lên chị. Chị biết làm gì để kiếm được nhiều tiền bây giờ? Trong gia đình, chị là người giữ tiền, chứ đâu phải máy sản xuất ra tiền.

Liều và có phần may mắn hơn với tiền, trong vòng 3 năm qua, chị Thu Thảo (Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội) đã làm được không ít “việc nhớn”, dù hai vợ chồng chị cũng lấy nhau bắt đầu từ con số 0. “Bọn mình mua chung cư trả góp trong thời hạn 10 năm, rồi thành lập được công ty riêng. Công việc kinh doanh không thực sự “phát”, nhưng cũng đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình”.

 Có được những thành quả ấy, chị Thu Thảo đã phải lập ra kế hoạch chi tiêu rất sát sao. Hàng tháng, từ thu nhập của hai vợ chồng, chị phải để ra 3 triệu trả lãi và gốc cho ngân hàng. Mọi chi phí sinh họat trong gia đình đều gói gọn trong 4 triệu đồng (gồm tiền điện, nước, ga, điện thoại, ăn uống, tiền sữa, bỉm, thức ăn cho con…). Tất cả đều không được vượt quá ngưỡng. Nếu giả sử hôm nay có chi tiêu “lẹm” vào tiền chung thì ngay hôm sau chị phải cắt giảm một khoản chi tiêu nào đó.

“Có những đận, cuối tháng mình khốn khổ vì tiền. Song, không thể trông chờ vào đâu, đành vay chỗ nọ, đập chỗ kia. Từ hồi lấy chồng, ai cũng bảo mình già đi, những cuộc hẹn hò, shopping với bạn bè giảm đáng kể. Sự tiêu pha cũng không thể tự do, thoải mái. Tất cả là vì con, vì gia đình thôi”, chị Thu Thảo chia sẻ.

Có một điều mà chị Thảo cảm thấy rất may mắn, đó là hai vợ chồng cùng chung lưng đấu cật. Chồng chị Thảo cũng rất chịu khó kiếm tiền. Có những hôm, anh đi làm tới 10-11 giờ đêm mới về, nhưng vợ chồng không ai kêu ca gì. Họ cảm thấy yêu thương và gắn bó hơn sau khi làm nên những việc “lớn” của đời người.

Mệt mỏi do quá… tham

Không thể cái gì cũng muốn

Tiền nong, chi tiêu là chuyện thường nhật trong các gia đình. Trừ một số khoản “không chi không được”, nhiều người còn có nhu cầu mua sắm thứ này, thứ khác. Người có nhà rồi thì muốn có xe ôtô, có ôtô rồi lại muốn xe đẹp hơn. Nhu cầu của con người là thứ không có giới hạn. Tuy nhiên, không thể cái gì cũng muốn được nếu khả năng kiếm tiền của mình chỉ có hạn.

Sau một thời gian buôn bán bất động sản nửa mùa, năm ngoái vợ chồng chị Khuê mua được một căn hộ chung cư ở khu đô thị Văn Quán (Hà Đông). Để mua được căn hộ này, anh chị phải vay mượn kha khá. Cực chẳng đã họ phải bán chiếc ôtô anh chồng đang đi.

Thấy chồng đi làm xa, vất vả (anh làm bên khu công nghiệp Hanel, Gia Lâm), chị Khuê xót lắm. Hai vợ chồng lại lang thang trên mạng, tìm mua xe cũ cho chồng, lại xoay tiền. Nhưng nợ cũ chưa trả hết, vay mượn mỗi ngày thêm khó khăn. Chị Khuê chỉ muốn mua một chiếc xe vừa tiền, chủ yếu là phương tiện để anh đi lại an toàn. Nhưng chồng chị chỉ thích xe đẹp. Không mua được xe như ý, họ lại thêm mệt mỏi.

Chị Khuê cho biết, chồng chị làm ra tiền là chính, mua nhà mua xe cũng là do chồng chị vay mượn rồi trả nhưng chị luôn đau đầu về chuyện này. “Mình cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong đó nhưng mình không làm gì được nên cũng sinh tâm trạng mệt mỏi”. Chị thú nhận, “đôi khi mệt mỏi là do quá tham, làm nhiều thứ quá sức mình”.

Chia sẻ với bạn bè trên face book, Diệu Thúy bộc bạch: “Mấy ngày nay em cũng suốt ngày lo nghĩ về tiền đây, dạo này vật giá leo thang quá chừng, lương thì chẳng tăng gì cả, mà tết lại sắp đến nữa, biết bao nhiêu thứ phải chi. Stress quá. Mà khổ, nó cứ lởn vởn trong đầu không nghĩ về nó không được”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.