| Hotline: 0983.970.780

Nhớ bác Nguyễn Công Tạn

Thứ Ba 20/10/2015 , 20:41 (GMT+7)

Thấm thoắt đã đến ngày giỗ đầu của cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người mà tên tuổi gắn liền và in sâu đậm với nền nông nghiệp nước nhà.

Ông là người có tấm lòng gắn bó thiết tha với nông dân, luôn đau đáu nâng tầm nông nghiệp Việt Nam. Nhớ bác Tạn chúng ta luôn ghi nhớ về hình ảnh một người lãnh đạo, nhà quản lý nông nghiệp hàng đầu, một nhà nông học “ba cùng” với bà con nông dân, người của ruộng đồng, được anh em, bè bạn, bà con nông dân gọi thân mật, trìu mến là bác Tạn.

Xuất thân từ quê lúa Thái Bình, trải qua các cương vị công tác từ giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp, Giám đốc Khu kinh tế thanh niên, lãnh đạo Ty Nông nghiệp, lãnh đạo TP. Hà Nội, lãnh đạo Bộ, đến lãnh đạo Chính phủ và trải qua các thời kỳ, từ thời kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang thời kỳ Đổi mới, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

Trong đó, có những ngày, tháng, năm cực kỳ khó khăn, gian khổ, khi làm Phó Chủ tịch TP. Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, bác Tạn đã cùng TP và ngành đã phải trải qua biết bao vất vả, có những lúc phải bỏ dở cả cuộc họp, hội nghị quan trọng để lo cứu đói, chỉ đạo điều hành từng chuyến tàu chở gạo từ Nam ra Bắc, từng chuyến hàng phân bón nhập khẩu hoặc chở từ Bắc vào Nam cho vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Với cương vị là người lãnh đạo, quản lý bác Tạn luôn trăn trở làm sao nông nghiệp Việt Nam thoát khỏi lạc hậu, người nông dân thoát khỏ đói nghèo. Những đột phá về đổi mới cơ chế chính sách trong nông nghiệp như “Khoán 100”, “Khoán 10”; tự do lưu thông nông sản, giã từ tem phiếu bao cấp về lương thực; đề xuất, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai các chương trình: thủy lợi, thoát lũ Đồng bằng sông Cửu Long; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế trang trại; phát triển bò sữa; rau, hoa, quả; giống cây trồng, vật nuôi; thủy sản; 5 triệu ha rừng, Chương trình 135; đổi mới chính sách đất đai… đưa nước ta từ nước thiếu đói triền miên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chuyển nông nghiệp sang SX hàng hóa, hướng ra xuất khẩu và những thắng lợi của ngành nông nghiệp trong công cuộc Đổi mới, hội nhập đều mang dấu ấn của bác Tạn.

Là nhà quản lý, nhà lãnh đạo, hiếm có ai đam mê, tâm huyết, hiểu biết về nông nghiệp một cách say sưa như bác Tạn. Sử dụng ngoại ngữ thành thạo, lại xuất phát từ đam mê và có trí tuệ, bác Tạn là một nhà nghiên cứu luôn tìm tòi cái mới và quyết tâm làm bằng được, đến tận cuối đời. Quan điểm của bác Tạn đối với khoa học nông nghiệp là phải “đi tắt, đón đầu”, trong khi chúng ta chưa nghiên cứu, chọn tạo được thì hãy tiếp thu các giống tốt, công nghệ mới của nước ngoài để thử nghiệm, lựa chọn những thứ phù hợp.

Với cách đó, nhiều giống cây trồng như lúa, mía đường, khoai lang, cỏ làm thức ăn chăn nuôi VA06, cam, quýt, mắc ca, tre điền trúc, công nghệ SX lúa lai; các giống vật nuôi như gà Ai Cập, Lương Phượng, Tam Hoàng, ngan Pháp, bồ câu Pháp, đà điểu là những giống tự tay bác Tạn mang về hoặc xin từ nước ngoài về, đã trở thành những giống đang phát triển khá phổ biến trên khắp cả nước.

Giống lúa RVT do bác Tạn chọn tạo sau khi nghỉ hưu, hiện được gieo cấy hàng trăm chục ngàn ha ở nhiều địa phương và có số lượng xuất khẩu đáng kể. Đây là những kết quả của những nỗ lực, nhọc nhằn và đóng góp thiết thực của bác Tạn.

Bác Tạn đổi mới tư duy từ trong thực tiễn, không né tránh những vấn đề nhạy cảm trong khi lý luận còn chưa rõ ràng như đánh giá về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp, trong đó có nông lâm trường quốc doanh; việc giao thêm quyền cho người sử dụng đất; vấn đề bảo đảm an ninh lương thực với việc chuyển hàng triệu ha đất lúa sang phát triển cây con khác để có hiệu quả cao hơn.

Được Đảng, Nhà nước giao trọng trách đứng đầu ngành Nông nghiệp trong 10 năm với 2 lần sáp nhập, từ 3 Bộ: Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm và Lương thực thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm năm 1987, sau đó sáp nhập thêm Bộ Thủy lợi và Bộ Lâm nghiệp thành Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 1995. Bác Tạn đã cùng tập thể lãnh đạo Bộ lựa chọn, sắp xếp tổ chức lại bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với hàng ngàn người, bảo đảm đoàn kết, tâm phục, khẩu phục, cả bộ máy nhanh chóng ổn định đi vào hoạt động hiệu quả.

Trong công tác sắp xếp bộ máy, bố trí cán bộ của các đơn vị trực thuộc Bộ, bác Tạn luôn chú trọng lựa chọn người đứng đầu, còn cấp phó và cán bộ cấp dưới giao cho người đứng đầu chịu trách nhiệm. Khi sáp nhập lại, cấp trưởng của các đơn vị thuộc các Bộ nhiều, đều là những người tài giỏi, đang đảm nhận tốt nhiệm vụ, chưa kể một số người cũng đã được quy hoạch cấp trưởng, nhưng vị trí lựa chọn chọn chỉ có một, bác Tạn đã nhắc nhở nếu ai được chọn thì cũng phải biết nhìn nhận và đánh giá đúng mình.

Đối với lãnh đạo cấp Bộ, bác Tạn cũng rất thận trọng bố trí và phân công phù hợp nhất, bố trí thêm chức danh Thứ trưởng thường trực mà trước đây không có, vì có đồng chí trước đây là Bộ trưởng, khi sáp nhập, sắp xếp lại, được giao nhiệm vụ làm Thứ trưởng. Về cơ quan thường trực của Bộ ở phía Nam, có sẵn từ trước do một Thứ trưởng phụ trách, còn theo bác Tạn, ở một số nước rộng lớn hơn ta mấy chục lần cũng không có cơ quan thường trực phụ trách vùng, bác Tạn muốn sắp xếp lại để điều hành thống nhất, thông suốt trong cả cả nước, tránh gây phiền hà cho các đồng chí lãnh đạo Bộ khi vào Nam công tác.

Khi sáp nhập hoặc chia tách một đơn vị thuộc Bộ, bác Tạn có một cách nhìn nhân văn, lắng nghe ý kiến của tập thể, tâm tư của cán bộ. Điển hình là sau khi sáp nhập, từ Bộ Lương thực sắp xếp lại thành Vụ Lương thực, khi cả nước đã có lúa gạo để xuất khẩu, nỗi lo thường trực về cái ăn hằng ngày không còn, thì việc bỏ Vụ Lương thực, bác Tạn đã rất thận trọng, kéo dài thêm một thời gian.

Hoặc khi chia tách Cty Thức ăn chăn nuôi trực thuộc Bộ thành 2 Cty ở hai miền, nhiều cán bộ đầu ngành chăn nuôi bức xúc xin gặp bằng được Bộ trưởng để kiến nghị, bác Tạn đã thuyết phục mọi người về sự khác nhau giữa phạm vi quản lý nhà nước và chức năng của các Cty kinh doanh. Việc chia tách như vậy các Cty không bị bị ràng buộc, hạn chế hoạt động kinh doanh, mà được phép hoạt động không chỉ trên phạm vi cả nước và vươn ra cả thị trường thế giới. Thế là cuộc gặp gỡ tưởng chừng phức tạp với hàng chục người lại trở nên đơn giản chỉ trong có vài phút.

Những nỗ lực không mệt mỏi ấy đã tạo lập một đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý suốt thời kỳ sáp nhập nhiều bộ, hình thành được bộ máy ngành nông nghiệp hoàn chỉnh.

Điều gì bác Tạn nhận thấy là đúng và có lợi cho người dân thì quyết tâm đấu tranh và làm vì lương tâm, vì tình cảm, trách nhiệm mà không để lấy tiếng, lấy lợi. Khi được giao giải quyết việc khiếu kiện, bác Tạn thường nhắc nhở cán bộ phải đặt vị trí, hoàn cảnh của mình, anh em gia đình mình trong hoàn cảnh của người dân để xem xét xử giải quyết cho thấu tình, đạt lý.

Đối với những cán bộ lãnh đạo có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật, nhưng để yên dân, lấy lại lòng tin của người dân thì đề nghị cấp ủy, lãnh đạo vận động cán bộ đó chịu thiệt thòi nên tự nguyện rút hoặc chuyển công việc khác. Chính vì vậy, rất nhiều vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp kéo dài được giải quyết thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, được người dân và các địa phương đồng tình.

Nghĩ về bác Tạn là nghĩ về tấm gương trung thực, thẳng thắn, giản dị, dễ gần. Theo quy định, lúc đương chức bác Tạn cũng được bố trí bảo vệ nhưng bác không sử dụng, anh em được phân công bảo vệ bác đến gặp nhiều lần, mang cả văn bản đến để trình bày để đươc thực thi nhiệm vụ nhưng bác Tạn nói, nếu theo quy định thì tôi chấp hành, nhưng khi nào thấy cần thì tôi gọi và thực tế chưa bao giờ bác gọi bảo vệ đi cùng. Lại nữa, sau khi nghỉ hưu, cơ quan vẫn bố trí phòng làm việc, nhưng bác đã tự viết giấy gửi lãnh đạo Văn phòng (thứ mà bác nói là căn cứ để người lãnh đạo Văn phòng dễ xử lý) không cần bố trí, vì không có nhu cầu.

Khi kiểm đếm lại những việc đã làm, bác Tạn từng chia sẻ 10 năm làm Bộ trưởng ngành nông nghiệp (1987-1997) là 10 năm gian khó và hạnh phúc, 10 năm nông nghiệp không bị thiên tai lớn, 10 năm được mùa liên tiếp, nông nghiệp là khởi đầu thành công, là người bạn đồng hành của công cuộc Đổi mới và bác coi đó là hồng phúc của đất nước, là thời vận của dân tộc.

Một năm đã trôi qua, nông nghiệp nước ta vẫn tiếp tục phát triển khá ổn định nhưng bà con nông dân vẫn còn những khó khăn, lo toan. Công lao đóng góp với ngành nông nghiệp, tấm lòng của bác với bà con nông dân, bạn bè vẫn luôn được nhắc tới. Tưởng nhớ đến bác Tạn và nhân ngày giỗ đầu, xin thắp một nén nhang dâng lên hương hồn bác Nguyễn Công Tạn - một con người mà cả cuộc đời đã không ngừng lo lắng cho cuộc sống của nông dân, dành hết tâm huyết, trí tuệ và sức lực của mình cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm