| Hotline: 0983.970.780

Nhớ mãi câu nói 'nhà báo không vô can'

Thứ Ba 21/06/2022 , 10:25 (GMT+7)

Trao đổi về các vấn đề "nóng" của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan từng nói: “Chúng ta bức xúc đó, nhưng chúng ta không vô can, nhà báo cũng không vô can”.

Nhà báo Nguyễn Dương - Báo điện tử Dân trí.

Nhà báo Nguyễn Dương - Báo điện tử Dân trí.

Tôi là phóng viên Ban Thời sự của Báo điện tử Dân trí, được cơ quan phân công theo dõi cả mảng nông nghiệp.

Khi được đồng nghiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam đề nghị tôi viết về chủ đề “Truyền thông tạo giá trị gia tăng” hoặc “Nhà báo kích hoạt hành động”, ban đầu tôi từ chối, nhưng vì bạn ấy quá nhiệt tình nên tôi đã đồng ý.

Tôi theo dõi Bộ NN-PTNT từ thời Bộ trưởng Cao Đức Phát đến nay và thấy rằng, ngành nông nghiệp ngày càng thay đổi và cởi mở, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí hơn.

Trước đây mảng nội dung về phòng, chống thiên tai, báo chí rất khó tiếp cận thông tin. Khi một trận bão, lũ lụt, sạt lở đất... xảy ra, phóng viên rất cần những thông tin dự báo, con số thiệt hại, đoạn đê nào xung yếu,... Nhưng, để tiếp cận những nguồn tin này, chúng tôi phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính, và nó làm mất tính kịp thời, hiệu quả truyền thông.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi Tổng cục Phòng, chống thiên tai của Bộ NN-PTNT được thành lập, vấn đề trên đã được khắc phục triệt để. Tổng cục đã cùng với các nhà báo theo dõi mảng này thành lập Câu lạc bộ Phóng viên Phòng, chống thiên tai, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, cùng các lãnh đạo của Bộ.

Câu lạc bộ Phóng viên Phòng, chống thiên tai hiện nay có các kênh tương tác thông tin qua các nền tảng mạng xã hội như zalo, facebook để các thành viên, trong đó có cả lãnh đạo Tổng cục Phòng, chống thiên tai trao đổi thông tin, cùng bàn luận về vấn đề nào đó. Thông tin từ đó rất cởi mở, nhanh chóng và kịp thời.

Với báo chí, thông tin phải mới, có tính thời sự, chính sự thay đổi nói trên của Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã khiến các thông tin về đơn vị này được lan tỏa nhanh chóng tới công chúng, giúp công chúng thay đổi nhận thức về lĩnh vực phòng chống thiên tai, từ đó giảm thiểu thiệt hại.

Cụ thể, khi có lịch xả lũ các hồ chứa thủy điện, thông tin ngay lập tức được báo chí đăng tải, bà con dưới hạ du nắm được, chủ động bảo vệ tài sản là các chòi canh, lồng, bè nuôi cá, thậm chí bảo vệ được cả tính mạng.

Nhà báo Nguyễn Dương chia sẻ: 'Từ sự gợi mở của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các nhà báo đã thay đổi nhận thức, kích hoạt hành động để góp phần vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp'.

Nhà báo Nguyễn Dương chia sẻ: "Từ sự gợi mở của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các nhà báo đã thay đổi nhận thức, kích hoạt hành động để góp phần vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp".

Rõ ràng việc cung cấp thông tin cho báo chí sớm, đầy đủ, sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội, giúp người dân nâng cao trình độ, thay đổi nhận thức, từ đó thay đổi hành động và đem lại kết quả tốt đẹp hơn.

Tôi nhớ, tại cuộc họp báo về một số vấn đề "nóng" của ngành nông nghiệp, một số nhà báo đề nghị lãnh đạo Bộ NN-PTNT nêu nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề “được mùa rớt giá”, “tư thương ép giá”, “ùn ứ nông sản ở cửa khẩu”… Sau khi Bộ trưởng Lê Minh Hoan giải thích về nội dung này dưới góc độ chuyên môn, ông có nói “Chúng ta bức xúc đó, nhưng chúng ta không vô can, kể cả nhà báo cũng không vô can”.

Ông Hoan giải thích, vấn đề tư thương ép giá mặc dù chúng ta bức xúc, nhưng cũng có phần trách nhiệm. Trước vấn đề này, mỗi nhà báo hãy cùng với cơ quan chức năng tìm giải pháp, vì sao tư thương lại ép giá nông dân? Liệu có phải tư thương thấy xuất hiện nhiều thông tin trên báo chí như nơi này, nơi kia nông dân bán nông sản chỉ vài nghìn đồng/kg hoặc đổ bỏ, đó là cơ sở để tư thương ép giá. Nếu đúng là như vậy thì rõ ràng có phần trách nhiệm của nhà báo trong câu chuyện này chứ, tất nhiên có trách nhiệm của cơ quan chức năng, bởi vậy mà ông nói “chúng ta không vô can”.

Câu nói của ông Hoan đưa ra tôi thấy hoàn toàn có lý, bởi thực tế đã có nhà báo đi về các vựa vải, vựa nhãn đưa tin “vải vừa bán vừa đổ đi”. Nhưng thực tế, đó lại là những quả vải loại trong vườn, người nông dân tiếc nên mang ra chợ bán được đồng nào, hay đồng đó, còn các quả vải đủ tiêu chuẩn vẫn bán được giá cao. Có thể thông tin báo chí đưa tin như vậy là không sai sự thật, nhưng xét tổng thể thì không hoàn toàn đúng bản chất vấn đề…

Thêm một ví dụ khác, khi vùng nào đó xuất hiện mô hình trồng một loại cây ăn quả đem lại thu nhập cao, đời sống người dân được nâng lên, báo chí đến và đưa tin “tung hô” với  tần suất dày đặc. Tất nhiên, ở một góc độ nào đó những thông tin này là tốt, vì tuyên truyền cách làm hay, mô hình tốt để người dân trên cả nước học hỏi, nhưng nhà báo “quên” một vấn đề rằng, cần phải đưa thêm thông tin, loại cây đó phù hợp với thổ nhưỡng ở vùng nào, vùng nào trồng được, vùng nào không trồng được, thị trường tiêu thụ ra sao… thì sẽ tránh được câu chuyện người dân nhiều nơi ồ ạt trồng theo, dẫn đến “cung vượt cầu” hoặc phải chặt bỏ vì không hợp thổ nhưỡng, cây không phát triển.

Tôi hiểu, ý kiến của Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ mang tính gợi mở về cách đưa tin, chứ không hàm ý trách móc, đùn đẩy trách nhiệm cho các nhà báo. Nhưng rõ ràng, qua sự gợi mở này tôi cũng đã thay đổi trong cách đưa tin.

Cụ thể, gần đây tôi có bài viết “Tiêu chuẩn '5 không' - xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp” để nói về câu chuyện sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn hơn.

Tôi nhớ, có lần Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói khi ông còn làm Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông có nêu vấn đề người nông dân sản xuất cần phải được cấp mã số vùng trồng, thì bị phản ứng là gây rườm rà về thủ tục hành chính. Nhưng thực chất, đề xuất của Bộ trưởng Hoan hoàn toàn đúng.

Trở lại bài viết trên của tôi, mặc dù người dân ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc trồng su su nhưng họ sẽ không bán được cho các bếp ăn tập thể của các doanh nghiệp trên địa bàn nếu vùng trồng su su này không được cấp mã số vùng trồng.

Bởi có mã số vùng trồng, khách hàng sẽ truy xuất được nguồn gốc, nếu có vấn đề gì về an toàn thực phẩm sẽ truy được trách nhiệm các bên. Rõ ràng, mã số vùng trồng là điều kiện để tiêu thụ nông sản không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.

Có thể nói, từ sự trao đổi thẳng thắn, góp ý, gợi mở của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các nhà báo đã thay đổi nhận thức, kích hoạt hành động để tạo ra giá trị gia, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất