| Hotline: 0983.970.780

Nhổ nước bọt sẽ bị phạt thế nào?

Thứ Hai 11/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nhổ nước bọt khi lái xe máy tham gia giao thông: Đáng phạt. Đồng ý. Nhưng, có hai vấn đề được đặt ra.

Vấn đề và dư luận

Phạt thế nào?

Vũ Hữu Sự

Đang cưỡi xe máy trên đường, ngẩng lên phun một bãi nước bọt. Đang ngồi trên xe khách, thò đầu qua cửa sổ nhổ một bãi nước bọt, cả đoàn lái mô tô ào qua tổ CSGT, nhất loạt nhổ nước bọt…

Rất nhiều người đang lái mô tô trên đường, chỉ vì phải đánh tay lái gấp để tránh một bãi nước bọt mà đến nỗi ngã xe, bị tai nạn. Hiện tượng đó đang xảy ra ngày càng nhiều, khiến nhiều Bộ bức xúc, phải lên tiếng đòi xử phạt hành vi này.

Theo Chánh Thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính, thì hành vi nhổ nước bọt của người đi xe máy không chỉ thiếu văn hóa, thiếu an toàn giao thông mà còn là nguy cơ phát tán các nguồn bệnh lây nhiễm như lao, sởi, hay các bệnh truyền nhiễm khác thông qua bãi nước bọt.

Bởi thành phần của nước bọt là hỗn hợp gồm những chất nhầy do các tế bào biểu mô hô hấp chế tiết ra trộn lẫn với mủ nhầy, xác chết vi khuẩn và bụi bẩn đường hô hấp.

Do đó về phương diện y học, bãi nước bọt vô cùng bẩn về cả 3 phương diện hóa, lý và vi sinh vật, nó đầy rẫy vi trùng, siêu vi, chất độc… Nó là một véctơ lan truyền bệnh rất nhanh trong cộng đồng.

Ông Chính đồng thuận cao trong vấn đề xử lý hành vi nhổ nước bọt của người đi xe máy.

Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ liên quan đến sức khỏe mà còn liên quan tới an toàn giao thông, văn hóa, môi trường, giáo dục… Vì vậy, để xử lý được hành vi này, theo ông, cần thành lập liên bộ (Y tế, GT-VT, TN-MT, Văn hóa, Giáo dục…). Tốt nhất, là Bộ GT-VT nên chủ trì, Bộ Y tế sẽ cùng vào cuộc.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia thì cho rằng đây là vấn đề liên quan đến người tham gia giao thông, nhưng lại mang tính chất ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, đạo đức xã hội nhiều hơn.

Do đó Bộ Y tế cần đứng ra đề xuất hoặc đề xuất thẳng lên Chính phủ để có hình thức xử lý trực tiếp.

Nhổ nước bọt khi lái xe máy tham gia giao thông: Đáng phạt. Đồng ý. Nhưng, có hai vấn đề được đặt ra.

Thứ nhất là ai phạt? Quy hành vi đó vào lỗi gì? Gây mất vệ sinh môi trường? Làm lây lan bệnh truyền nhiễm? Hay làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông? Mức phạt bao nhiêu là vừa, là hợp lý?

Thứ hai, người đâu để theo dõi, bắt quả tang hành vi nhổ nước bọt của người lái xe máy tham gia giao thông? Một ngày, trên đường có biết bao nhiêu người đi xe máy. Ai cũng có thể nhổ nước bọt khi đang đi. Để bắt được “đội quân” nhổ nước bọt đó, cần một lượng người thi hành công vụ khổng lồ, len lỏi giữa dòng người đi xe máy đó.

Mà dù có một đội quân khổng lồ ăn lương để làm việc đó, thì cũng chưa dễ đã bắt được. Bởi hành vi nhổ một bãi nước bọt thường nhanh như chớp, có khi chỉ chừng một vài giây. Nhổ xong một bãi nước bọt, là chiếc xe máy đã lao đi được mấy mét rồi. Phát hiện ra kẻ vi phạm, người thi hành công vụ có đuổi kịp, thì người nhổ nước bọt cũng cãi xóa. Lúc đó, chẳng lẽ lôi người ta lại mà đôi co? Lập chốt để kiểm soát ư? Thì ai dại gì mà nhổ nước bọt khi đi ngang qua chốt?

Xem ra, việc phạt không khả thi. Cách tốt nhất có lẽ là tuyên truyền. Tuyên truyền để người dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa khi tham gia giao thông bằng cách... không nhổ nước bọt.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất