| Hotline: 0983.970.780

Nhóm hộ nuôi gia cầm an toàn sinh học

Thứ Hai 05/03/2012 , 11:46 (GMT+7)

Dự án khắc phục CGC của tỉnh Long An đã triển khai xây dựng mô hình “Nhóm nông hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học".

Dự án khắc phục cúm gia cầm (CGC) của tỉnh Long An đã triển khai xây dựng mô hình “Nhóm nông hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (ATSH)”.

Đây là mô hình phát huy tính chủ động của nông hộ cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động SX chăn nuôi. Phương thức tự quản theo nhóm là điều kiện để phát huy tính tự giác, trách nhiệm cá nhân trong mối liên kết, hợp tác của cộng đồng vì lợi ích chung. Những hộ chăn nuôi tham gia được tổ chức thành nhóm.

Sau khi được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh, các thành viên áp dụng vào thực tế SX của gia đình dưới sự giám sát của tập thể nhóm. Trong quá trình SX có những khó khăn, vướng mắc hoặc kinh nghiệm hay của từng thành viên trong nhóm đều được tập thể bàn bạc để giải quyết. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ bình phun thuốc và thuốc sát trùng để định kỳ sát trùng chuồng trại. Ngoài ra còn được hướng dẫn kỹ thuật thú y để tự tiêm phòng vacxin.

Ở tỉnh Long An hiện nay có 34 nhóm nông hộ chăn nuôi gà, vịt ATSH được thành lập. Mỗi nhóm có 10- 12 thành viên duy trì sinh hoạt định kỳ và ghi chép đầy đủ nội dung sinh hoạt của nhóm. Các hộ chăn nuôi trong nhóm áp dụng 9 biện pháp cơ bản sau:

+ Chọn khu vực chăn nuôi tách biệt với các nơi sinh hoạt của gia đình và cộng đồng dân cư.

+ Có khu vực nuôi cách ly gia cầm mới nhập, gia cầm bệnh.

+ Kiểm soát, sát trùng người, phương tiện và động vật khác ra vào khu chăn nuôi.

+ Sử dụng trang phục bảo hộ dành riêng và vệ sinh sát trùng cho người ra vào khu vực chăn nuôi.

+ Thực hành chẩn đoán các loại bệnh thường gặp, cách chủ động phòng ngừa và điều trị.

+ Sử dụng vacxin phòng bệnh, phải đảm bảo tiêm phòng vacxin CGC H5N1 đầy đủ và các bệnh có trong danh mục bắt buộc tiêm phòng do Nhà nước quy định.

+ Thường xuyên vệ sinh, xử lý chất thải, định kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.

+ Có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để gia cầm luôn có sức đề kháng cao.

+ Mua, bán con giống có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.

Theo kết quả đánh giá của các nhóm mô hình này đã giúp hộ chăn nuôi cải tiến kỹ thuật, công tác tổ chức và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm