| Hotline: 0983.970.780

Nhộn nhịp dâng sao giải hạn

Thứ Ba 23/02/2010 , 13:39 (GMT+7)

Vài ngày nay, các chùa lớn ở Hà Nội như Phúc Khánh, Quán Sứ... nườm nượp khách đến đăng ký dâng sao giải hạn đầu năm.

Vài ngày nay, các chùa lớn ở Hà Nội như Phúc Khánh, Quán Sứ... nườm nượp khách đến đăng ký dâng sao giải hạn đầu năm.

Cứ ra Tết, vợ chồng chị Hằng, phố Nguyễn Biểu, lại đến chùa Quán Sứ. Rẽ vào phòng tiếp lễ công đức, chị mới biết năm nay đứng sao Thái Bạch (sinh năm 1976), còn chồng chị đứng sao La Hầu (sinh năm 1974). Hai vợ chồng vội ghi tên tuổi, đăng ký giải sao xấu.

Chị Hằng bày tỏ: "Dân mình có câu Thái Bạch quét sạch cửa nhà, nên nếu gặp sao xấu thì chúng tôi đều làm lễ giải để yên tâm làm ăn. Tiền vào cửa chùa nên có tốn kém một chút cũng không sao". Chị còn cẩn thận ghi chép tất cả sao xấu ứng với tuổi của anh em hai họ để báo lại cho mọi người.

Tại chùa Quán Sứ, buổi tối các ngày chẵn từ mùng 4 đến 14 Tết đều tổ chức lễ dâng sao, cầu an. Mỗi tối thường có trên 100 người đăng ký xin giải sao, một số ít xin cầu an. Ở đây, lệ phí cho mỗi gia đình không hạn chế số người là 250.000 đồng.

Chùa Phúc Khánh có khá đông khách đến dâng sao lễ Phật

Những ngày đầu năm, các cửa hàng bán lễ, gửi xe mọc lên như nấm quanh chùa Phúc Khánh. Bên trong chùa luôn tấp nập du khách lễ Phật. Trong số đó, không ít người đến tra sao chiếu mệnh, đăng ký giải sao, cầu an. Họ chen nhau nộp phiếu ghi tên tuổi. Một số người í ới gọi điện thoại cho người thân, thông báo sao chiếu mệnh để cùng đăng ký giải.

Tại điểm tiếp nhận phiếu đăng ký, các phật tử ghi chép không ngơi tay. Một số ni sư hối hả viết sớ, soạn đồ lễ để chuẩn bị các khóa lễ cầu an vào tối 14 tháng giêng và dâng sao Thái Bạch vào tối ngày rằm.

Chị Hồng Ánh, buôn bán ở chợ Ngã Tư Sở cho biết, năm nào chị cũng hành hương đến nhiều đền chùa lớn cả nước và đi giải sao nếu gặp sao xấu hoặc dâng sao nếu sao tốt. Theo chị, mỗi người có một sao chiếu mệnh, nên không thể yên tâm nếu gặp phải sao xấu chiếu. Còn nếu gặp sao tốt thì phải nghinh sao để được đón nhận nhiều may mắn hơn.

Không chỉ những người buôn bán thường làm lễ giải sao, tại chùa Phúc Khánh có một số thanh niên cũng chen chân đăng ký. Quân, sinh viên trường Luật cho biết, đây là lần đầu tiên cậu đi giải sao. Đến chùa mới biết nhiều người giải sao xấu thì cậu cũng xin giải để các đợt thi cử được thành công. "Em đứng sao La Hầu, thấy mọi người bảo sao xấu. Mất 70.000 đồng làm lễ mà được yên tâm cả năm thì cũng đáng", Quân cười nói.

E ngại cảnh chen lấn ở nhiều chùa lớn của Hà Nội, nhiều người đã lựa chọn những ngôi chùa vắng hơn để giải sao. Chị Phương Linh quận Hoàng Mai cho biết, các năm trước chị thường làm lễ giải sao ở chùa Phúc Khánh, rất mệt vì phải chen lấn giữa hàng nghìn người. Năm nay chị chọn một ngôi chùa nhỏ gần nhà nằm trên đường Giải Phóng. "Đi lễ phật cốt ở thành tâm, không cần thiết chen lấn vào các ngôi chùa lớn mới là thành tâm", chị Linh nói.

Dịp này, hầu hết nhà chùa ở Hà Nội đều nhận đăng ký giải sao cầu an cho người dân với mức phí từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng cho mỗi gia đình.

Theo hòa thượng Thích Thanh Quyết, Viện phó Viện Phật giáo, trụ trì chùa Phúc Khánh, các sách tư tưởng văn hóa phương Đông đều nhắc đến những vì sao xấu đẹp gắn với tâm linh, hay kinh nghiệm của người xưa cũng đã lưu truyền trong dân gian như "Thái Bạch quét sạch cửa nhà". Do vậy, người dân thường có tâm lý đi dâng sao giải hạn.

Mỗi người đều có một sao chiếu mệnh, người biết năm hạn của mình thì sẽ cẩn thận hơn những năm trước. Nghi lễ dâng sao để họ có thêm nghị lực trong cuộc sống, yên tâm làm những việc khó khăn trong năm.

Tuy nhiên, theo hòa thượng, không nhất thiết gặp sao xấu thì mới đi giải, hàng năm mọi người nên đi cầu an để bày tỏ thành kính với Phật, chủ yếu là thành tâm.

(Theo VnExpress) 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm