| Hotline: 0983.970.780

Nhộn nhịp hoa kiểng ĐBSCL

Thứ Hai 29/01/2018 , 13:30 (GMT+7)

Không khí tại các làng hoa ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre), Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đang sôi động hẳn lên.

14-40-06_nh-1-chm-soc-ho-tet-o-lng-ho-pho-tho-b-bo
Chăm sóc hoa kiểng tết ở làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ

Ông Trần Văn Tiếp ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc chuẩn bị khoảng 1.000 chậu dưa Pepino (còn gọi dưa tí hon) cho thị trường tết. Ngoài giống dưa ôn đới Pepino được trồng thành công, ông còn tiếp tục đưa ra thị trường các giống cây kiểng mới lạ như hương thảo, hoành oanh… có giá từ 500.000 – 1 triệu đồng/chậu.

Theo ông Tiếp, năm nay thời tiết bất thường nên SX hoa kiểng bị hao hụt nhiều, chi phí phân thuốc tăng dẫn đến giá cả tăng theo, hoa kiểng được thương lái thu mua với mức giá tăng trung bình từ 5 – 10% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Hồ Thị Bé Chín theo nghề trồng hoa kiểng hơn 15 năm ở phường Tây Quy Đông, TP Sa Đéc tay đang cầm kéo cắt tỉa những chậu hoa cúc Tiger nói: "Năm nay gia đình trồng hơn 1.000 chậu cúc Tiger và 800 chậu cúc mâm xôi, tỷ lệ hao hụt khoảng 5 - 8%, kỳ vọng có mùa bội thu".

14-40-06_nh-2-thoi-diem-ny-nguoi-dn-dng-tt-bt-chm-soc-vu-ho-tet
Thời điểm này người dân tất bật chăm sóc hoa tết hứa hẹn cho mùa hoa thắng lợi

Còn anh Trần Văn Khanh cách nhà bà Chín không xa có 1.000 chậu cúc vàng cũng cho biết: “Phân rơm, giỏ đựng hoa đều lên giá, nên năm nay tui bán cúc vàng tại vườn 27.000 đ/giỏ, hơn năm ngoái 2.000đ. Nếu lái từ các tỉnh khác xuống đây đặt hàng chở đến nơi thì tôi bán tăng thêm từ 3.000 - 5.000đ/giỏ”.

Tại làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ, nhiều nhà vườn cho hay, nơi đây chủ yếu trồng các giống hoa truyền thống như vạn thọ, cúc Tiger, cúc đồng tiền… hứa hẹn cho một vụ mùa đầy thắng lợi.

Ông Trương Văn Khương ở KV Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy cho biết, năm nay gia đình ông chuẩn bị 2.000 giỏ hoa cúc Đài Loan, vạn thọ… xuất bán ra thị trường tết. So với năm trước, năm nay do không bị ảnh hưởng bởi thời tiết nóng, ẩm nên hoa kiểng ít bị hư và không ra hoa trễ. 95% số lượng hoa kiểng đạt yêu cầu so với năm trước.

14-40-06_nh-3-nm-ny-thoi-tiet-kh-thun-loi-cho-vu-ho-tet
Năm nay thời tiết khá thuận lợi cho vụ hoa tết

“Chủ yếu hoa tôi trồng mang ra bán các chợ hoa tết ở Cần Thơ, giá  thì tùy thuộc vào giống hoa, chậu lớn hay nhỏ, trung bình hoa cúc có giá 200.000 đồng/cặp, hoa vạn thọ 100.000 đồng/cặp, vạn thọ lùn 50.000 đồng/cặp, mai dạ thảo 130.000 – 150.000 đồng/cặp, tăng khoảng 5 - 10% so với năm rồi. Đến thời điểm hiện tại, các giống hoa cúc đã xuống giống tại vườn đều phát triển tốt, tôi đang xử lý phân thuốc, tưới nước đúng liều lượng mong cho hoa nở đúng dịp tết”, ông Khương cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Khương, có một số loại hoa kiểng mới được một số nhà vườn mua giống từ Đà Lạt đem về gieo trồng thử nghiệm nhưng cây không thích nghi được với khí hậu, thổ nhưỡng ở đây nên khi ươm không nảy mầm. Chỉ một số ít hộ trồng thành công loại hoa cát tường.

14-40-06_nh-4-chm-soc-ho-tet
Bà Hồ Thị Bé Chín chăm sóc tỉ mỉ từng chậu hoa để bán tết
14-40-06_nh-5-nguoi-dn-o-lng-ho-s-dec-gio-bn-cc-loi-ho-cong-trinh-cho-khch-hng-o-tphcm
Người dân ở làng hoa Sa Đéc chuẩn bị giao bán các loại hoa công trình cho khách hàng ở TP.HCM
Theo thống kê của Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, dịp tết này dự kiến Sa Đéc sẽ cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 2 triệu giỏ hoa các loại. Thời điểm hiện tại, tổng diện tích hoa phục vụ tết là 100ha, với 2.300 hộ dân SX kinh doanh. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên hoa phát triển tốt. Tuy nhiên giá các loại vật tư SX tăng nên dự kiến giá hoa sẽ tăng.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm