| Hotline: 0983.970.780

Nhộn nhịp làng nghề hấp cá vào mùa

Thứ Hai 03/07/2017 , 08:47 (GMT+7)

Cứ đến tầm tháng 4 đến tháng 8 các cơ sở hấp cá ở các làng cá này lại ngược xuôi thu mua cả chục tấn cá mỗi ngày, từ cá nục, cá cơm ở các vùng biển lân cận về chế biến.

Vừa bước đến đầu làng cá Thuận An, xã Duy Hải và làng cá Tân An, xã Bình Minh đã ngửi thấy mùi thơm cá hấp bay ra từ các lò hấp cá nơi đây. Trước mắt chúng tôi là vô số các sọt cá cơm, cá nục vừa mới đưa từ lò hấp ra đang được đưa đi phơi dưới nắng vàng rực rỡ.

Cứ đến tầm tháng 4 đến tháng 8 các cơ sở hấp cá ở các làng cá này lại ngược xuôi thu mua cả chục tấn cá mỗi ngày, từ cá nục, cá cơm ở các vùng biển lân cận về chế biến. Nhưng tháng 6 là bắt đầu vào vụ chính, khi lượng cá được các tàu khai thác lớn, các cơ sở hấp cũng tăng công suất hấp cá.

Đang vớt cá trong lò hấp, anh Nguyễn Văn Tiến, trú thôn Thuận An cho biết, năm nay số lượng cá mà cơ sở anh thu mua ít hơn mọi năm. Mấy năm trước cả gia đình anh và mấy người làm thuê, làm tất bật cả ngày mới hấp xong số cá thu mua về.

Trong cơ sở hấp cá anh Tiến có hơn chục chiếc thùng nhựa lớn, đang chứa đầy cá nục, cá cơm tươi rói được đưa từ tàu cá lên ngâm với nước đá để giữ độ tươi cho cá. Sau đó, các chị công nhân vớt cá ra để ráo, rồi cho vào vỉ lưới để đưa vào lò hấp. Một nhóm nhân công khác đang đẩy cá từ lò hấp ra phơi dọc bờ sông. Mỗi người mỗi việc, mặc dù làm việc dưới nắng nóng, nhưng nụ cười vẫn luôn trên môi các chị.

Chủ lò hấp cá ở làng cá Tân An, xã Bình Minh, chị Hồ Thị Liên 36 tuổi cho hay: “Tôi mở lò hấp cá hơn 6 năm rồi, mỗi ngày tôi thu mua hàng chục tấn cá nục. Nhưng còn tùy thuộc vào thời tiết, nhiều ngày mua cá về trời xấu không phơi được cá, đành chất cá trong nhà cầu chờ trời nắng”.

Chị Liên cho biết thêm, cứ mỗi tấn cá nục tươi sau khi hấp đưa đi phơi thì cho ra gần 3 tạ cá nục khô. Hiện tại, giá cá nục khô khoảng 40 nghìn đồng/kg. Mỗi mùa cơ sở chị Liên thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề hấp cá. Bên cạnh đó, lò hấp cá của chị Liên cũng tạo công ăn việc làm cho 10 nhân công địa phương.

Bà Dương Thị Thu, 43 tuổi, ở xã Bình Minh là nhân công của lò hấp cá cho biết: “Tôi và mấy chị em khác ở xã Bình Minh đã làm ở xưởng cá hấp của chị Liên hơn 5 năm. Việc làm ở xưởng cá cũng nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi phải siêng năng, chịu khó. Nhờ có công việc này, tôi có nguồn thu nhập ổn định để lo cho gia đình mình”.

Được biết, cá khô ở làng cá Thuận An và Tân An được các thương lái về tận nơi thu mua để xuất đi bán ở các tỉnh miên Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt, cá khô còn xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Lào.

13-15-41_nh_1
Cá cơm, cá nục ngâm trong thùng nhựa chứa nước đá
13-15-41_nh_2
Cá được đưa vào hấp
13-15-41_nh_3
Cá vừa mới hấp xong được đưa ra vỉ
13-15-41_nh_4
Các vỉ cá được đưa đi phơi nắng
13-15-41_nh_5
Công nhân đang đưa các vỉ cá lên kệ phơi
13-15-41_nh_6
Cá được trở cho nhanh khô
13-15-41_nh_7
Đẩy cá khô về kho

 

Xem thêm
Trao tặng 250 bồn chứa nước cho bà con vùng hạn mặn ĐBSCL

Trao tặng 250 bồn chứa nước cho bà con vùng hạn mặn ĐBSCL. Xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa trổ sớm. Hơn 10.000 cây trồng ở Bình Phước thiếu nước tưới. Giá quế chỉ còn một nửa.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Ngoài bò tót, Vườn quốc gia Phước Bình còn nhiều loài động vật quý hiếm

Ninh Thuận Thông qua đặt bẫy ảnh giám sát, nhóm nghiên cứu của Vườn quốc gia Phước Bình đã phát hiện quần thể bò tót cùng nhiều loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới IUCN.