| Hotline: 0983.970.780

Nhộn nhịp thị trường đồ gỗ cuối năm

Thứ Sáu 25/01/2013 , 10:48 (GMT+7)

Theo ghi nhận của PV tại Hố Nai – nơi được mệnh danh là “Vương quốc đồ gỗ” của Việt Nam và trong khu vực thì không khí SX vẫn nhộn nhịp vô cùng.

"Khoảng hai tuần nay, các mặt hàng như: Bàn ghế, tủ quần áo, tủ trưng bày, tủ thờ, giường… đang hút hàng, khiến chúng tôi đang cho thợ làm hết công suất. Hiện nay, do có nhiều đơn hàng, chúng tôi phải tuyển thêm thợ và cho làm quá giờ mà không dám nhận thêm đơn hàng hoặc nếu nhận thì phải qua tết mới giao kịp" – ông Trần Văn Ước, DN đồ gỗ nổi tiếng ở Hố Nai, TP. Biên Hoà, Đồng Nai cho biết vậy.

“Cầu” mạnh, giá tăng

Những tưởng năm nay nền kinh tế trong nước và thế giới bị suy thoái thì ngành đồ gỗ - có tiếng là đắt đỏ và xa sỉ cũng phải điêu đứng theo. Thế nhưng, theo ghi nhận của chúng tôi tại Hố Nai – nơi được mệnh danh là “Vương quốc đồ gỗ” của Việt Nam và trong khu vực thì không khí sản xuất hàng nhộn nhịp hơn gấp bội.


Cuối năm không khí làm việc ở các xưởng sản xuất đồ gỗ rất tất bật

Theo chỉ dẫn của dân trong nghề ở Hố Nai, chúng tôi tìm đến xưởng sản xuất đồ gỗ của ông Trần Văn Ước, ở KP 13, phường Hố Nai, TP. Biên Hoà. Xưởng sản xuất đồ gỗ của ông Ước rộng tới gần 10.000 m2 đang có khoảng 300 công nhân đang làm việc rất hối hả, khẩn trương... Chốc chốc lại có một chiếc xe tải lớn tới ăn hàng. Chờ đợi khá lâu, chúng tôi mới gặp được ông Trần Văn Ước do bận công việc… Ông Ước cho biết, dù kinh tế khó khăn nhưng giá nội thất không thể giảm mà còn tăng khoảng 20-22% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân ông Ước cho rằng: Thứ nhất là hiện giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhiều vùng nguyên liệu cung cấp gỗ đã bắt đầu khan hiếm. Thứ 2 là giá nhân công và nhiên vật liệu để sản xuất và vận chuyển như điện, sơn, xăng…tăng giá dẫn đến tình trạng giá đồ gỗ bắt buộc phải tăng…

Theo khảo sát của PV tại nhiều cơ sở chế biến đồ gỗ lớn có tiếng ở Hố Nai, vào thời điểm hiện nay, đơn đặt hàng đồ gỗ tăng lên tới trên 50 thậm chí có nơi tới 100% so với trước đó, khiến nhiều cơ sở không nhận đặt hàng của khách hàng dù nhiều khách hàng đồng ý để ra tết mới nhận hàng. Ông Hoàng Văn Xuyên, chủ một cơ sở chế biến gỗ H.X ở Hố Nai có tới hơn 400 thợ cho biết, có nhiều đơn đặt hàng ở TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu với giá khá cao (tăng khoảng 20-25% so với trước Tết) nhưng chúng tôi đang làm hàng tết nên không nhận. Ngoài ra, hiện tuyển thợ làm là rất khó. Cả hai tháng qua cơ sở đăng thông tin tuyển thêm 200 thợ lành nghề với mức lương cao mà đến giờ mới kiếm được chưa đầy 50 thợ.

Dễ nhầm hàng dỏm

Theo nhiều chuyên gia ở Vương quốc đồ gỗ Hố Nai, hiện nay thị trường đồ gỗ cũng rất bát nháo. Mặc dù giá cả mỗi nơi một kiểu thế nhưng nếu không rành là mua nhầm hàng rỏm hoặc hàng không đúng chủng loại gỗ. Ông Nguyễn Quang Nghệ, Chủ DN chế biến đồ gỗ Hiệp Hùng Phát ở phường Tân Hoà, TP. Biên Hoà khẳng định: Hiện mặt hàng đồ gỗ chủ yếu làm bằng gõ đỏ và cẩm xe. Tuy nhiên, do năm nay nhu cầu tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, nhất là mặt hàng gõ đỏ. Chính vì thế, một số nhà sản xuất thừơng dùng gỗ gõ Châu Phi thay cho mặt gỗ gõ của Lào (chất lượng, màu sắc gỗ tốt hơn, giá đắt hơn). Theo đó ông Nghệ, gỗ gõ của Lào có màu vàng sáng, thớ gỗ mịn, vân nổi rõ. Đặc biệt, gỗ gõ của Lào có thể sơn mờ hoặc bóng tuỳ ý nhưng màu gỗ luôn tươi sáng. Còn gỗ gõ của Châu Phi không thể sơn bóng sáng mà chỉ phù hợp với sơn mờ nhưng màu sắc trắng dại. Hiện một bộ bàn ghế, tủ…gỗ gõ Lào thường cao hơn gõ Châu Phi từ 1,5-3 triệu đồng tuỳ nội thất nhiều món hay ít món.

Còn ông Trần Ngọc Thành một chuyên gia có thâm niên hơn 15 năm làm đồ gỗ ở Hố Nai thì nhận định: Do hiện nay công nghệ sơn rất tinh xảo nên người ta có thể tẩy trắng gỗ, vẽ và sơn được vân các loại gỗ quý (như cẩm lai, nu, gõ đỏ, hương…) theo ý muốn, nhìn như thật. Chính vì thế, chỉ dân trong nghề mới biết được là loại gỗ gì chứ “amatơ” là “ăn quả lừa” như chơi. Ông Thành cho biết đã chứng kiến nhiều trường hợp mua nhầm đồ gỗ rởm trị giá từ vài chục, thậm chí cả trăm triệu đồng nhưng đựơc làm từ gỗ nhóm 4-5 mà mang mác gõ đỏ, gỗ hương thậm chí cẩm lai.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm