| Hotline: 0983.970.780

Nhu cầu sừng tê giác ở Việt Nam giảm

Thứ Hai 20/10/2014 , 09:00 (GMT+7)

Số lượng người Việt Nam có nhu cầu mua và sử dụng sừng tê giác đã giảm 38% (trước chiến dịch là 4,2% và sau 1 năm thực hiện chiến dịch là 2,6%). 

Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam và Tổ chức Humane Society International (HSI) vừa tổ chức họp báo công bố kết quả chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc không sử dụng sừng tê giác được khởi động từ tháng 8/2013. Kết quả cho thấy, nhu cầu về sừng tê giác tại Việt Nam sau chiến dịch giảm 38%.

Cụ thể, kết quả khảo sát nhận thấy số lượng người Việt Nam có nhu cầu mua và sử dụng sừng tê giác đã giảm 38% (trước chiến dịch là 4,2% và sau 1 năm thực hiện chiến dịch là 2,6%).

Số người tin vào công dụng chữa bệnh của sừng tê giác giảm 25,4% (trước chiến dịch là 51% và sau 1 năm thực hiện chiến dịch là 38%) và số người tin vào công dụng chữa bệnh của sừng tê giác cũng giảm 53% (trước chiến dịch là 45%, sau 1 năm thực hiện chiến dịch là 21%).

Đặc biệt, Hà Nội là điểm có thay đổi lớn nhất với số người có nhu cầu mua và sử dụng sừng tê giác giảm 77% (trước chiến dịch là 4,5%, sau 1 năm thực hiện chiến dịch là 1,0%).

Theo CITES Quốc tế, tê giác hiện là loài động vật đang bị săn trộm với tốc độ chóng mặt. Năm 2012, 668 con tê giác bị săn trộm. Năm 2013, con số này là 1.004. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, khoảng 821 con tê giác đã bị săn trộm ở Nam Phi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhu cầu sử dụng sừng tê giác của một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam.

Trước đó, Hội nghị các nước thành viên Công ước CITES đã chỉ thị Việt Nam thực hiện chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác.

Trên cơ sở đó, CITES Việt Nam và HSI đã phối hợp thực hiện chiến dịch tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác với sự tham gia của đông đảo các bên liên quan, bao gồm hội phụ nữ, cộng đồng DN, cộng đồng khoa học, các chuyên gia y tế hàng đầu, sinh viên các trường đại học, học sinh tiểu học.

Các nội dung tuyên truyền còn được công bố rộng rãi tại các biển quảng cáo ngoài trời, biển quảng cáo ở sân bay hay các trung tâm thương mại.

Theo TS Teresa M.Telecky - Giám đốc Bộ phận Loài hoang dã, Tổ chức HIS, cho biết, nhu cầu về sừng tê giác là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài này, do vậy việc giảm nhu cầu về sừng tê giác đóng vai trò hết sức quan trọng.

Mặc dù chương trình mới triển khai được trong một thời gian ngắn nhưng đã có những thành công to lớn trong việc thay đổi nhận thức, hành vi của người sử dụng sừng tê giác, qua đó giúp các đơn vị làm nhiệm vụ bảo tồn có thêm nhiều hi vọng để cứu loài tê giác.

HSI và các tổ chức đối tác của mình đã trở thành một trong những tổ chức bảo tồn động vật lớn nhất trên thế giới. Trong gần 20 năm qua, HSI đã và đang nỗ lực để bảo vệ tất cả các loài động vật trên cơ sở vận dụng khoa học, các chương trình truyền thông, giáo dục và tập huấn tại chỗ. Tôn vinh các loài động vật và đương đầu với sự độc ác trên khắp toàn cầu.

Về phía CITES Việt Nam, ông Đỗ Quang Tùng - Giám đốc Cơ quan Quản lý đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả và đối tác có trách nhiệm với HSI trong thực hiện chương trình tuyên truyền.

Theo chia sẻ của ông Tùng, nhu cầu về sừng tê giác ở Việt Nam dù chỉ là một bộ phận nhỏ dân số, nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như là nguyên nhân thúc đẩy nạn săn trộm tê giác ở các quốc gia châu Phi.

Chứng kiến những tác động rất tích cực chương trình tuyên truyền đã đem lại, Tổng thư ký Công ước CITES Quốc tế, TS John E. Scanlon chúc mừng Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam và HSI.

Trên cơ sở thành công bước đầu này, ông hy vọng, CITES Việt Nam cùng những quốc gia khác nỗ lực hơn nữa trong việc hạn chế và tiến tới chấm dứt việc sử dụng, buôn bán sừng tê giác trái phép và giúp phục hồi số lượng quần thể tê giác.

Cuộc khảo sát được HIS thực hiện với 1.000 người tại 6 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang và Cần Thơ vào tháng 8/2013 (trước khi thực hiện chiến dịch) và tháng 8/2014 (sau khi thực hiện chiến dịch được 1 năm).

 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm