| Hotline: 0983.970.780

Những boăn khoăn về giấy phép FLEGT

Thứ Ba 21/08/2012 , 10:43 (GMT+7)

Dự kiến vào tháng 3/2013, Việt Nam sẽ ngồi vào bàn đàm phán với Liên minh châu Âu xung quanh vấn đề xác minh gỗ hợp pháp trong khuôn khổ Hiệp định VPA/FLEGT.

Dự kiến vào tháng 3/2013, Việt Nam sẽ ngồi vào bàn đàm phán với Liên minh châu Âu xung quanh vấn đề xác minh gỗ hợp pháp trong khuôn khổ Hiệp định VPA/FLEGT. Đây sẽ là 1 ràng buộc mới cho những doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến gỗ (CBG) khi muốn xuất hàng sang thị trường EU. Đây cũng là mối lo lớn cho hơn 3.000 DN gỗ ở Việt Nam hiện nay.

Sau chứng chỉ COC và FSC, giấy phép FLEGT là mối ràng buộc thứ 3 mà các DN CBG phải tuân thủ để khi xuất hàng sang thị trường EU không bị vướng mắc, không phải giải trình hao tốn nhiều thời gian. Nói nôm na, chứng chỉ FLEGT là chứng minh về nguồn gốc gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp.

 Để tiến tới việc cấp giấy phép FLEGT, các DN phải thiết lập được hệ thống những căn cứ pháp lý và nội dung văn bản tham chiếu làm cơ sở chứng minh được nguồn gốc gỗ và sản phẩm gỗ được khai thác, chế biến, xuất khẩu theo quy định của Việt Nam. Gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khép kín trong tất cả các khâu từ rừng đến nơi tiêu thụ, xuất khẩu; đầy đủ các căn cứ xác minh đối với tất cả các loại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi tham gia thị trường XK.

Chỉ còn 6 tháng nữa Việt Nam sẽ ngồi vào bàn đàm phán với Liên minh châu Âu về Hiệp định VPA và chứng chỉ FLEGT sẽ có hiệu lực. Thời gian không còn rộng, nhưng với khối lượng công việc để tiến tới chứng chỉ FLEGT đồ sộ là vậy đã khiến các DN CBG đang vô cùng lo lắng.

 “Tâm trạng chung của các DN CBG hiện nay là thủ tục để được cấp chứng chỉ FLEGT có rườm rà quá không, có phải tiêu tốn chi phí lớn và mất thời gian nhiều không? Cơ quan nào sẽ cấp? Các DN đã có chứng chỉ FSC và COC thì lo lắng khi chứng chỉ FLEGT ra đời, 2 chứng chỉ trước đây có còn mang ý nghĩ gì trong hoạt động nữa không? Từ nay cho đến khi hoàn tất thủ thục để được cấp chứng chỉ FLEGT, các DN CBG vẫn phải hoạt động, những hợp đồng mới vẫn sẽ được thực hiện, như vậy khi chứng chỉ FLEGT có hiệu lực thì các hợp đồng đã được ký kết chưa đáp ứng được yêu cầu mới khi xất khẩu vào thị trường EU có bị trở ngại gì không?”, ông Nguyễn An Điềm, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định thay mặt cho các DN CBG trên địa bàn nêu ra hàng loạt phân vân.

Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc DN CBG Gia Hân (Bình Định) nêu thêm ý kiến: “Trước đây, vào năm 1996-1997, để được cấp chứng chỉ COC chúng tôi đã phải thực hiện những tiêu chuẩn rườm rà, do vậy việc thực hiện không được tốt. Bây giờ, chúng tôi xác định giấy phép FLEGT là vấn đề “sống còn” trong hoạt động nên việc tham gia là tất yếu".

 "Tuy nhiên, khi tiến hành đàm phán, mong sao đoàn đàm phán của nước ta có giải pháp thương lượng được với EU những tiêu chuẩn đơn giản để chúng tôi được thuận lợi khi thực hiện. Nhất là khi đàm phán, đoàn đàm phán chúng ta cần trao đổi với họ những lô hàng của các DN còn tồn kho trước khi giấy phép FLEGT có hiệu lực, thậm chí hiện nay có những lô hàng tồn kho đã 3-4 năm để 2 bên có hướng mở thông thoáng cho các DN khi tiêu thụ những lô hàng này. Bên cạnh đó, chúng tôi cần được biết lộ trình thực hiện, có thời gian cụ thể để chúng tôi sắp xếp tiến hành cho kịp”, vẫn theo ông Nguyễn Thành Công.

“Về lâu về dài, Việt Nam sẽ xây dựng tiêu chí về quản lý rừng bền vững riêng để thay thế hết những chứng chỉ trước. Khi đàm phán với EU, chúng tôi sẽ tạo điều kiện đơn giản nhất cho các DN”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn khẳng định: “Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ hoàn tất bước chuẩn bị cho cuộc đàm phán với EU. Mục tiêu cuối cùng của đoàn đàm phán sẽ là tìm mọi cách tạo sự thông thoáng tối đa cho các DN. Cơ quan cấp giấy phép FLEGT sẽ là 1 cơ quan của Nhà nước, không phải của 1 tổ chức phi Chính phủ nào, và trong lộ trình cấp giấy phép FLEGT các DN không phải tốn chi phí. Những DN đã có chứng chỉ FSC và COC sẽ rất thuận lợi khi cấp giấy phép FLEGT. Đương nhiên, khi được cấp giấy phép FLEGT các DN phải chấp hành đúng pháp luật, nếu vi phạm, sản phẩm sẽ bị gặp khó ngay trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu”.

Cũng theo ông Tuấn, được cấp giấy phép FLEGT, khi xuất khẩu hàng vào thị trường EU, thủ tục hết sức gọn nhẹ, không phải mất thời gian giải trình về nguồn gốc hợp pháp sản phẩm gỗ của mình, không bị bên mua truy xét. Bên cạnh đó, giấy phép FLEGT sẽ mang lại cho sản phẩm của các DN giá trị lớn hơn. Ví như hiện nay, sản phẩm xuất khẩu có chứng chỉ FSC luôn có giá cao hơn từ 20-25% so với sản phẩm không có chứng chỉ này. Thêm vào đó, giấy phép FLEGT còn thể hiện uy tín của Quốc gia đối với thị trường lớn như EU.

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Bình luận mới nhất