| Hotline: 0983.970.780

Những cách đơn giản mà hiệu quả để phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Thứ Sáu 29/03/2019 , 17:01 (GMT+7)

Chỉ trong chưa đầy 1 tháng kể từ khi được phát hiện tại 2 tỉnh phía Bắc, bệnh tả lợn châu Phi đã bùng phát thành dịch lớn lây lan ra 21 tỉnh thành. Trong lúc các cấp các ngành đang nỗ lực vào cuộc, người chăn nuôi heo cần hiểu biết đúng về dịch bệnh này và thực hiện ngay những biện pháp phòng chống ngay tại chuồng trại nhằm thiết lập hàng rào sinh học ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả. 

Dịch tả lợn châu Phi – những điều nhất thiết phải biết

Bệnh tả lợn châu Phi (ASF) không phải là bệnh mới, mà đã xuất hiện cách đây gần 100 năm, lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya, gây bệnh cho heo rừng và heo nuôi. Từ đó đến nay, bệnh dịch đã bùng phát nhiều lần ở nhiều nơi trên thế giới (châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và hiện tại là châu Á). Từ năm 2016 đến nay, bệnh lưu hành tại trên 40 quốc gia. Việt Nam là một trong ba nước châu Á có dịch (hai nước còn lại là Trung Quốc, Mông Cổ).

ASF là một bệnh do virus gây ra và truyền nhiễm lây lan mạnh ở heo. Heo bị nhiễm virus khi tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh, hoặc gián tiếp qua các phương tiện, vật mang mầm bệnh như xe cộ, thiết bị, thức ăn…, hoặc bị ve thân mềm cắn. Bệnh lây truyền chậm nhưng mức độ heo chết có thể lên tới 100%.

 

Khoa học đã chứng minh, FAO (Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc) và Cục Y tế Dự phòng đã khẳng định bệnh ASF không lây lan sang người và các loài động vật khác. Người tiêu dùng không cần thiết phải ngưng sử dụng thịt heo, tuy nhiên, cần phải lựa chọn sản phẩm thịt heo có nguồn gốc an toàn, được nấu chín kỹ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc đặc trị ASF. Heo nhiễm ASF hoặc phơi nhiễm chỉ có thể tiêu hủy và chôn lấp. Nhưng dịch bệnh ASF đã từng được kiểm soát thành công ở nhiều vùng trên thế giới. Gần đây nhất, công bố của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) ngày 28/2/2019 cho biết, Cộng hòa Czech đã chính thức đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi (ASF), không có ca mắc mới nào kể từ tháng 4 năm ngoái. Dịch bệnh ASF có thể kiểm soát và ngăn chặn thông qua nhiều biện pháp, đặc biệt là kiểm soát nghiêm ngặt An toàn sinh học (ATSH).

Người chăn nuôi phải làm gì? 

Hiểu biết đúng về dịch bệnh ASF, người chăn nuôi không nên lo lắng thái quá khiến tìm cách bán tháo heo chưa đến lứa hoặc ngừng chăn nuôi, mà ngược lại cần bình tĩnh để có những ứng phó kịp thời và tiếp tục duy trì đàn heo một cách an toàn và hiệu quả. Biện pháp cần thiết nhất là thực hiện triệt để các giải pháp ATSH và nâng cao sức đề kháng cho đàn heo theo đúng hướng dẫn của nhà chuyên môn thì sẽ có thể bảo vệ trang trại của mình vượt qua dịch bệnh.

Với hơn 154 năm kinh nghiệm trên thế giới, hoạt động tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập đoàn Cargill (Mỹ), một trong những đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới, đã đồng hành cùng với người chăn nuôi ở nhiều quốc gia đẩy lùi nhiều đợt dịch bệnh, trong đó có ASF. Trong thời điểm này, Cargill đang tích cực hướng dẫn và hỗ trợ người chăn nuôi heo ở Việt Nam áp dụng triệt để các biện pháp ATSH cho chuồng trại, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của đàn heo thông qua các sản phẩm dinh dưỡng với công nghệ mới nhất.

 

Dưới đây là hướng dẫn của Cargill đối với người chăn nuôi để phòng ngừa ASF cho đàn heo:

Những điều không nên làm

Những điều nên làm

  • KHÔNG vận chuyển heo bệnh và sản phẩm heo nhiễm bệnh qua vùng khác.
  • KHÔNG cho heo ăn thức ăn thừa chưa qua nấu chín.
  • KHÔNG tự do ra vào trại.
  • KHÔNG nhập heo vào trại mà không nuôi cách ly.
  • KHÔNG mang thức ăn từ ngoài vào trại.
  • KHÔNG đi từ nơi bẩn tới nơi sạch trong trại để tránh lây nhiễm chéo.
  • KHÔNG giết mổ, tiêu thụ thịt heo bệnh, heo chết. Không vứt heo chết ra môi trường.

 

  • Vệ sinh sát trùng tiêu độc thường kỳ trong trại bằng các thuốc sát trùng.
  • Lập hàng rào cơ học ngăn ngừa sự xâm nhập của người lạ, vật truyền bệnh.
  • Vệ sinh sát trùng toàn bộ các phương tiện thiết bị mang vào trong trại.
  • Thay quần áo, giày dép, tắm rửa, sát trùng tay khi ra vào trại.
  • Tăng cường sức đề kháng của heo bằng dinh dưỡng Cargill, chủng ngừa đầy đủ các loại Vaccine cần thiết.
  • Xử lý nước bằng Chlorine trước khi cho heo uống.
  • Báo cáo thú y và chính quyền địa phương khi nghi ngờ heo có triệu chứng bệnh ASF.

 

1 trong hơn 310 buổi tập huấn cho đại lý TACN và nhà nuôi heo

Trong vòng 1 tháng qua, Cargill đã tổ chức hơn 310 buổi tập huấn cho đội ngũ nhân viên, các đại lý thức ăn chăn nuôi và nhà chăn nuôi heo. Các buổi tập huấn cung cấp những kiến thức mới nhất về dịch bệnh ASF, những nguy cơ lây nhiễm chính, và đặc biệt là cách phòng chống bệnh hiệu quả bằng biện pháp An toàn sinh học và giải pháp dinh dưỡng nâng cao đề kháng cho đàn heo.

Để các biện pháp ATSH phát huy tác dụng và hiệu quả ngăn chặn cao nhất, thì sự chung tay của cộng đồng là vô cùng cần thiết. Khi mỗi hộ chăn nuôi đều có ý thức và thực hiện các biện pháp ATSH để bảo vệ đàn heo của mình, thì cũng sẽ góp phần bảo vệ đàn heo của láng giềng lân cận, và rộng hơn là bảo vệ ngành chăn nuôi heo của Việt Nam. Và kết quả là bệnh ASF có thể bị đẩy lùi như trường hợp của Cộng hòa Séc.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm