| Hotline: 0983.970.780

Những cái chết báo trước

Thứ Ba 16/11/2010 , 08:43 (GMT+7)

Mùa trồng cây thuốc phiện bắt từ tháng 9 âm lịch, nghĩa là sau khi vụ lúa nương kết thúc, người dân xới đất tra hạt...

Mùa trồng cây thuốc phiện

Đã vào mùa trồng cây thuốc phiện, từ nhiều năm nay trên vùng cao Yên Bái người dân vẫn lén lút trồng cây thuốc phiện. Cây thuốc phiện trồng nơi rừng xanh núi đỏ xa khu dân cư, dưới những cánh rừng bạt ngàn. Mặc dù chính quyền triệt phá nhưng chưa thể hết, đó là cuộc chiến dai dẳng ở vùng cao này…

Mùa trồng cây thuốc phiện bắt từ tháng 9 âm lịch, nghĩa là sau khi vụ lúa nương kết thúc, người dân xới đất tra hạt. Đấy là những nương mới phát lượng mùn dày, đất trồng cây thuốc phiện tốt nhất dưới chân rừng già, độ cao trên 1.500m, giá lạnh và ẩm ướt. Là loại cây ôn đới thích hợp vào mùa đông và ưa đất tốt.

Cây thuốc phiện có sức sống mãnh liệt, thời tiết dẫu xuống tới 00C có băng giá và sương muối cây vẫn xanh tốt. Về mùa đông, tất cả cây cối ủ rũ chết rạc vì giá rét thì cây thuốc phiện vẫn xanh ngắt. Thời gian trồng chỉ có 3 - 5 tháng, nhưng lợi nhuận do cây thuốc phiện đem lại thì không một loài cây gì trên núi cao sánh được. Đó là loại “vàng đen”, mỗi ha trồng thuốc phiện nếu đất tốt và chịu thâm canh thì thu nhập khoảng 500 triệu đồng.

Hàng năm trên hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải vẫn diễn ra tình trạng tái trồng cây thuốc phiện, đây là trung tâm trồng cây thuốc phiện lớn nhất tỉnh Yên Bái. Vào thời hoàng kim, nhất là khi Cty Một cây ra đời đặt trụ sở tại huyện Mù Cang Chải nhằm thu mua nhựa cây thuốc phiện để chế biến tân dược vào cuối những năm tám mươi ở thế kỷ trước, thì diện tích ở hai huyện này phải lên đến cả ngàn ha.

Hậu quả của một thời ấu trĩ để lại thật nặng nề, huyện Mù Cang Chải sau đó mấy năm thống kê cứ 10 người thì có 1 người nghiện hút. Nhiều hộ vợ chồng, con cái đều nghiện, chỉ những đứa trẻ dưới 15 tuổi thì không nghiện.

Cuộc chống tái trồng cây thuốc phiện diễn ra mỗi năm một quyết liệt, chính quyền cấm trồng thì họ đi thật xa, vào sâu những cánh rừng nơi giáp gianh giữa các địa phương ít người đi lại để lén lút trồng. Theo thống kê của công an huyện Mù Cang Chải, diện tích trồng cây thuốc phiện niên vụ 1998 - 1999 là 3,5ha, sau 10 năm kiên trì vận động nhân dân không trồng và kiên quyết phá bỏ cây thuốc phiện, nên diện tích đã giảm trông thấy, niên vụ 2008 - 2009 Mù Cang Chải chỉ còn 1.479 m2.

 Các xã: Bản Mù, Sà Hồ, Bản Công, Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Xi Láng thuộc huyện Trạm Tấu được ví như là “Vương quốc cây thuốc phiện” ở khu vực miền núi phía Bắc. Đỉnh điểm là niên vụ 2005-2006 Trạm Tấu phát hiện và phá bỏ 137,1 ha, niên vụ 2006 - 2007 phá bỏ 13,1 ha, niên vụ 2007-2008 phá bỏ 4,3 ha, niên vụ 2008-2009 phá bỏ 1,7 ha, niên vụ 2009 - 2010 triệt phá 1,6 ha trồng rải rác ở các xã: Bản Mù, Bản Công, Túc Đán, Tà Xi Láng, Làng Nhì…

Mỗi ha trồng thuốc phiện thu bình quân 4-5kg nhựa, nếu đất tốt và thâm canh thì thu 7-8 kg/ha, tính ra mỗi ha trồng thuốc phiện thu nhập bình quân 350-400 triệu đồng. Trồng thuốc phiện cho thu nhập cao, nên nhiều hộ mang cả phân NPK do nhà nước cấp bón cho lúa, ngô đi rắc vào gốc cây thuốc phiện.

Đội quân tình nguyện đi phá cây thuốc phiện

Việc xoá bỏ cây thuốc phiện ở Trạm Tấu vô cùng khó khăn, khi còn người nghiện thì chưa thể nói đã xoá bỏ hoàn toàn cây thuốc phiện. Có người tuyên bố: Ai bước chân vào phá nương thuốc phiện của tôi sẽ bị trả thù…Họ dùng súng kíp đặt làm bẫy, doạ đốt nhà, giết hại trâu bò, phá ruộng nương của những người đi phá cây thuốc phiện. Vì sợ bị trả thù và mối quan hệ thân tộc nhiều người dân trong thôn bản biết mà không dám báo chính quyền nhất là không dám phá.

Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu Vũ Quỳnh Khánh cho biết: Niên vụ trồng cây thuốc phiện 2010-2011 đã bắt đầu, những đối tượng trồng thuốc phiện đang tìm đất để trồng. Huyện làm ráo riết ngay từ đầu vụ, chỉ thị cho các xã tổ chức cho người dân học tập, ký cam kết không trồng, nếu phát hiện nơi nào tái trồng thì chủ tịch xã đó phải chịu trách nhiệm…

Đầu năm 2007 tỉnh Yên Bái phải huy động lực lượng thanh niên tình nguyện từ TX.Yên Bái, Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn lên Trạm Tấu mới nhổ hết được những diện tích thuốc phiện phát hiện. Có thông tin cho rằng do bị phá cây thuốc phiện, nên vụ cháy rừng năm 2007 ở Trạm Tấu đã thiêu trụi hàng trăm ha do những kẻ trồng cây thuốc phiện cố tình đốt để trả thù (?).

Do bị triệt phá nên những người trồng thuốc phiện đã thay đổi “chiến thuật”, họ trồng khu vực giáp gianh ở những nơi xa xôi hẻo lánh, đi bộ hàng ngày trời mới tới hoặc trồng phân tán trong rừng từng khoảnh nhỏ khó phát hiện, gieo hạt thành nhiều đợt, nếu cây cao bị phá thì những cây con sẽ lại mọc... Nhiều năm nay huyện Trạm Tấu phối hợp với huyện Bắc Yên, Mường La (Sơn La) phá bỏ những nương thuốc phiện tại các xã Tà Sùa, Chiềng Công và Chiềng Ân hàng chục ha.

Bí thư Đảng uỷ xã Làng Nhì Mao Sáy Tông cho biết: Xã còn 30 con nghiện, họ nghiện thuốc đen chứ không phải thuốc trắng, chủ yếu là người già. Xã phát hiện ra dù chỉ một mét vuông đất trồng thuốc phiện là cho phá bỏ ngay… Còn Chủ tịch UBND xã Bản Mù Sùng A Lù thì chẳng ngần ngại: Xã Bản Mù chỗ nào cũng trồng được cây thuốc phiện. Xã còn người nghiện hút thì còn người trồng thuốc phiện.

 Do giá thuốc phiện ngày càng cao thì người ta vẫn cứ trồng. Người nghiện không có sức leo núi, chỉ người khoẻ mới đủ sức lên núi để trồng. Người ta ký cam kết không trồng cây thuốc phiện, ký thì ký nhưng họ vẫn cứ lén lút trồng…

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm