| Hotline: 0983.970.780

Những cái Tết "méo mó" của teen

Thứ Hai 30/01/2012 , 15:05 (GMT+7)

Thay vì đón một cái Tết vui vẻ, rất nhiều teen đã khiến cái Tết của mình trở nên "xấu xí" đấy.

Thay vì đón một cái Tết vui vẻ, rất nhiều teen đã khiến cái Tết của mình trở nên "xấu xí" đấy.

Vậy là những ngày Tết cũng sắp qua đi rồi đấy bạn ạ. Nói đến Tết là nói đến những ngày teen có thể vui vẻ quây quần bên gia đình, tụ tập cùng bạn bè. Thế nhưng, một số teen đã biến những ngày Tết của mình trở nên "buồn ơi là buồn" luôn.

Vi phạm luật giao thông

Nhớ lại những ngày giáp Tết, mật độ xe cộ trên các tuyến đường phố chính dày đặc, luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Thời điểm này cũng là lúc lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra, đảm bảo trật tự giao thông gắt gao hơn. Teen mình mà "thả phanh", lơ là một chút thôi là vừa có thể bị các chú công an "vẫy lại", vừa gây nguy hiểm cho chính bản thân nữa.

Vũ (20t) nhớ lại: “Tết năm ngoái, mình mượn con xe mới coóng của bố đi sắm đồ cùng thằng bạn cùng lớp. Ngày thường mình chấp hành luật giao thông nghiêm chỉnh lắm, nhưng lần đó chủ quan cho rằng Tết nhất ai mà kiểm tra giấy tờ, mũ bảo hiểm, thế là vô tư vi vu.

Đến đoạn đường quốc lộ, mình bị "tóm" vì tội không đội mũ bảo hiểm, không đem theo giấy tờ đăng kí xe và bằng lái xe, thế là chỉ còn nước nhìn xe bị đưa về đồn. Vừa bị giữ xe, nộp phạt, lại bị ba mẹ trách mắng, cằn nhằn suốt cả Tết”.

Đốt pháo, vi phạm pháp luật

Tình trạng đốt pháo vẫn lén lút diễn ra mặc dù đã bị pháp luật nghiêm cấm. Linh (19t) vốn tính chơi bời. Mấy ngày cuối năm, anh chàng viện cớ mang mấy quả pháo đi chơi cho vui, rồi cao hứng rủ rê mấy chiến hữu cùng lớp đốt pháo, định tâm hù dọa mấy cô nàng trong lớp cho vui.

Ai dè vui thì chẳng thấy đâu, mà bạn bè chỉ thấy ngày hôm đó, Linh bị dẫn lên phòng giám thị viết bản kiểm điểm rồi bị đưa ra hội đồng kỉ luật của trường, đình chỉ học một tuần. Đúng là một bài học nhớ đời.

Nhưng so với Mai (17t) thì mức phạt của Linh vẫn còn quá nhẹ nhàng. Đúng đêm giao thừa năm vừa rồi. Mai cùng nhóm bạn đi đón giao thừa, cô nàng nghịch ngợm quá đà, đã đốt liền tù tì một tràng pháo dây. Thế là ngay lập tức, Mai bị bảo vệ bắt giải tới đồn công an, cô bạn mếu mếu máo máo gọi bố mẹ tới "cứu viện", thế là mất hết cả Tết! 

Ảnh mang tính minh họa

Sự cố làm thêm

Tết đến, không ít teen tranh thủ tìm một việc làm part-time nào đó, vừa chứng tỏ cho ba mẹ thấy khả năng tự lập của mình, vừa tranh thủ kiếm tiền tiêu Tết.

Những trường hợp teen bị dính bẫy lừa, bị quỵt lương không phải là hiếm. Thậm chí nhiều teen bị hấp dẫn bởi những công việc thời vụ lương cao, nên không ngần ngại thử sức, để rồi tiền mất tật mang.

Quang (16t) là một trường hợp như thế. Nhà Quang ở gần khu công nghiệp sản xuất bánh kẹo nên không khó để cậu xin một xuất làm tạm thời trong một xưởng nhỏ gần nhà. Do không sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động nên cậu bị đổ cả khuôn kẹo nóng vào tay. Bỏng rộp và phải đeo băng hơn 1 tháng mới được tháo.

Ngồi trên giường, cậu bạn than thở: “Tết này có lẽ là cái Tết buồn nhất của mình bạn bè tíu tít đi chơi, ăn uống thì mình phải ở nhà với cánh tay bất động. Tiền làm thêm được thì chẳng được bao nhiêu mà tiền thuốc chữa vết phỏng thì nhiều. Nếu biết trước thì mình đã cẩn thận hơn”.

Không dính “tai nạn nghề nghiệp” như Quang, nhưng Chi (18t) cùng nhóm bạn góp vốn mở hàng bánh kẹo, mứt, hạt dưa lại lâm vào cảnh lỗ vốn. Ban đầu, cả hội định thầm thể nào cũng rủng rỉnh hầu bao chơi Tết.

Thế nhưng, khoảng cách giữa nghĩ và làm là một trời một vực, do thiếu kinh nghiệm buôn bán, nên nhóm mua phải hàng giá cao, chất lượng kém. Đồ Tết vì thế mà ế chỏng ế chơ. Chi kể lại:

“Bọn mình lúc đó chỉ bán được hoà vốn, chẳng hề có lãi. Đã vậy, ngày cuối cùng phải nhắm mắt, bán đổ bán tháo, giảm giá tới 50% mong gỡ gạc lại chút vốn. Quả thật, kiếm đồng tiền không hề đơn giản như mình nghĩ”.

Những "sự cố" trên nhắc nhở chúng mình cần rút kinh nghiệm hơn để những cái Tết sau được vui vẻ trọn vẹn, bạn nhé!

(Theo PLXH)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm